--> -->
Dòng sự kiện:

Làm gì để phát triển thị trường nội địa nhanh, bền vững và hiệu quả?

12/07/2020 21:23

Chia sẻ
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020 vừa trải qua một giai đoạn khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát, những tháng qua, sản xuất và kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn ở hầu hết các lĩnh vực, cả hàng hóa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều chậm lại, một số mặt hàng bị ứ đọng tồn kho dẫn tới các doanh nghiệp sản xuất bị thua lỗ hoặc giảm sút lợi nhuận…
Khai thác tối đa thị trường nội địa để kích cầu tiêu dùng
Phát triển thị trường nội địa: Phải lấy cung làm chủ đạo
Sau dịch, cơ hội để chúng ta vững bước phát triển thị trường nội địa

Theo thống kê 4 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Riêng lĩnh vực thương mại nội địa thì nhiều cửa hàng cửa hiệu phải đóng cửa hoặc hoạt động một phần trong thời gian dài hoặc nghỉ hẳn kinh doanh. Nhiều siêu thị và trung tâm thương mại, cửa hàng chịu tác động mạnh bởi doanh số sụt giảm, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động của mình.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy: “Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội 5 tháng đầu năm 2020 đã giảm 3,9% so với cùng kì năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm đến 8,6%)”. Một mức suy giảm doanh thu chưa từng có trong nhiều năm nay ở thị trường nội địa.

17 tinh thanh tham gia tuan hang trai cay nong san ha noi nam 2020 1
Các doanh nghiệp, địa phương rất coi trọng thị trường nội địa

Những tác động không mong muốn xảy ra với ngành bán lẻ, chủ yếu cho yếu tố khách quan là khi có dịch thì tần suất mua sắm, cơ cấu tiêu dùng, giá trị mua sắm suy giảm, phương thức mua sắm của từng gia đình cá nhân người tiêu dùng có nhiều thay đổi một cách nhanh chóng, sang một thái cực mới để phù hợp với việc chống dịch như giãn cách, cách ly xã hội, hạn chế đi lại,... Theo thống kê thì trừ một số nhóm hàng như lương thực, thực phẩm thiết yếu, hàng hóa tiêu dùng nhanh, thiết bị phòng dịch, y tế là có tăng trưởng, còn lại các nhóm ngành hàng khác đều bị suy giảm mạnh.

Trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ ngày 9/5/2020 vừa qua với các Bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp, ngay sau khi Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch, người đứng đầu Chính phủ đã rất chú ý lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn của người dân và các doanh nghiệp, đồng thời cũng rất quan tâm đến các sáng kiến đề xuất góp phần đề xuất tháo gỡ những khó khăn cùng với nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ nhiệm vụ của các doanh nghiệp: “Các doanh nghiệp phải giữ được lao động, giữ được thị trường và phát triển thị trường, giữ được danh dự và bản lĩnh doanh nghiệp Việt Nam”. Còn người lãnh đạo Bộ Công Thương cũng phát biểu: “Thị trường trong nước là nền tảng rất quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội trong năm 2020”.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các địa phương cũng rất coi trọng vai trò của thị trường nội địa, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần ăn sâu bén rễ vào thị trường quan trọng này để phát triển, nếu chúng ta để mất thị trường nội địa, mất hệ thống phân phối, đồng thời mất cả sự liên kết giữa sản xuất và phân phối thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong lúc xuất khẩu đang gặp nhiều trở ngại, một khi khi dịch ở các nước vẫn chưa được khắc phục. Cần phải tiếp tục thực hiện phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau.

Còn có ý kiến tích cực hơn, đó là: “Hàng Việt Nam phải chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam”. Muốn vươn ra thị trường thế giới thì trước hết phải làm tốt thị trường nội địa. Câu hỏi đặt ra “Vậy chúng ta phải làm gì để phát triển thị trường nội địa một cách nhanh và bền vững, hiệu quả?”

Trước hết là vai trò của các bộ ngành và các địa phương, người đứng đầu Chính phủ đã nêu rõ: “Nhiệm vụ của các Bộ ngành và các địa phương là phải quan tâm xử lý, tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp, hợp tác giúp đỡ các doanh nghiệp cả về chính sách, chia sẻ với doanh nghiệp, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là giữ lạm phát, giá trị đồng tiền Việt Nam”.

Chúng ta phải tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, dỡ bỏ những thủ tục phiền hà, làm tốn công sức, thời gian, cơ hội kinh doanh và làm phát sinh những chi phí vô lý, suy giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bây giờ không phải lúc “quyền anh, quyền tôi” gây khó khăn cho sự phát triển chung. Khắc phục những vấn đề trên sẽ tạo ra môi trường thông thoáng, giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

thit lon nhap khau mang xa hoi tran lan sieu thi vang bong
Câu chuyện giá thịt lợn tại thị trường nội địa là bài học để các doanh nghiệp, Nhà nước nhìn lại thị trường nội địa

Đối với thương mại nội địa, cần đề xuất những chính sách hợp lý khoa học để phát triển hạ tầng thương mại bao gồm mạng lưới phân phối như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, ngoài ra còn phải chú ý phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ vận chuyển, tổ chức các kho dự trữ, hệ thống logistic và các trung tâm thu mua và giao dịch hàng hóa vùng... Không được “ngăn sông cấm chợ” để hàng hóa đi nhanh từ sản xuất đến tiêu thụ bán lẻ, bớt trung gian, thiết lập nhanh các chuỗi liên kết sản xuất phân phối ở các vùng miền trong cả nước.

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc giải quyết sức tăng trưởng vững chắc và phát triển hiệu quả của thị trường nội địa, nhưng rất tiếc rằng trong nhiều năm nay, vấn đề này Việt Nam vẫn chưa khắc phục được một cách cơ bản. Câu chuyện về một sản phẩm hàng hóa được vận chuyển từ Ecuador về Việt Nam lại tốn ít chi phí hơn so với vận chuyển hàng từ miền Nam ra miền Bắc – đó là một ví dụ minh chứng cụ thể cho những khó khăn trên con đường của hàng hóa Việt Nam đi từ sản xuất tới nơi tiêu thụ.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng lành mạnh, công khai minh bạch ở trên thị trường nội địa, chống ép giá, ép cấp đối với doanh nghiệp và người sản xuất trong quan hệ mua bán, làm cho họ luôn luôn bị thua thiệt, khâu trung gian xuất khẩu bán lẻ có lúc hưởng lợi nhuận quá mức. Kiên quyết chống độc quyền trong kinh doanh, găm hàng, đầu cơ, chuyển giá, trốn lậu thuế, phải biết chia sẻ với các bạn hàng, nhất là trong những lúc khó khăn như hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ quan điểm của mình về phân phối lợi nhuận: “Lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất và phân phối phải được phân bổ hợp lý”. Về giá cả: “hàng hóa hình thành trên thị trường nội địa là theo quy luật cung cầu và theo thị trường nhưng phải có cơ quan giám sát đánh giá chứ không để thị trường tự do không kiểm soát sẽ dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng”…

Phát triển thị trường nội địa sau dịch là một cơ hội đồng thời là một thử thách cam go quyết liệt, đòi hỏi nhà nước, các bộ ngành, các địa phương và nhất là các doanh nghiệp cần phải có những nghiên cứu thấu đáo, khoa học, tổ chức thực hiện một cách bài bản và nghiêm túc theo những định hướng mà Chính phủ nhằm trong một vài năm tới thị trường nội địa được phát triển đầy đủ, văn minh và hiện đại, đủ sức phục vụ gần 100 triệu dân.

Với sức cầu ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây và trong tương lai. Sự phát triển của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa Việt một cách mạnh mẽ và có tính cạnh tranh cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm