--> -->
Dòng sự kiện:

Làng Chèm - Ngôi làng cổ bên sông Hồng

13/12/2018 09:35

Chia sẻ
Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội, qua cửa ô Yên Phụ và ngược đê sông Hồng khoảng 6 km, qua các làng hoa Quảng Bá, Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ) tới cầu Thăng Long và đi thêm hơn 1km nữa, ta sẽ bắt gặp một làng quê cổ kính ngay cạnh bến phà. Đó chính là làng Chèm, Thuỵ Phương, Bắc Từ Liêm. 
lang chem ngoi lang co ben song hong Một thoáng Tây Hồ
lang chem ngoi lang co ben song hong Khám phá không gian sinh hoạt truyền thống của làng cổ Đường Lâm
lang chem ngoi lang co ben song hong Thú vị chợ tem hè phố Hà thành

Người xưa có câu "Tông hổng như cổng làng Chèm" để nói về nhược điểm của vị trí địa lý của nơi đây. Làng Chèm nằm đúng vị trí dòng nước sông Hồng xoáy vào nên đất của làng Chèm cứ bị sói mòn dần. Hơn nữa phần đuôi của làng thì bị thu hẹp lại. Về phong thuỷ, nếu đất của một ngôi làng hay môt ngôi nhà nở hậu về sau thì rất phát và có lợi cho người dân sinh sống và lập nghiệp. Không những thế mỗi xóm của các làng xung quanh như làng Vở đều có cổng làng nhưng ở đây ngõ xóm đều thông với nhau.

lang chem ngoi lang co ben song hong
Đình Chèm cũng là nơi ưa thích của những người yêu di sản, hội hoạ. Ảnh: Hiếu Trần.

Ngoài mang ý nghĩa nói về cấu tạo địa hình ngõ xóm làng Chèm, nó còn mang một ý nghĩa sâu xa nữa nói về người dân nơi đây. Họ chủ yếu làm nghề thủ công để sinh sống chứ không phải nghề nông vì vậy họ có nghiều thời gian rảnh rỗi để ngồi chuyện trò, bàn tán. Có thể cũng vì lẽ đó mà mọi chuyện trong làng trên xóm dưới mọi người đều biết đến. Nhưng đó cũng thực sự là một lợi thế cho khách du lịch khi đến vùng này có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin và hỏi han mọi chuyện trong làng từ những quán nước ven đường hay những người dân quanh đấy.

Ít ai biết làng Chèm từng là địa điểm an toàn cho các chiến sĩ cách mạng trú ngụ trước khi vào nội thành hoạt động. Nếu làng Xù, Gạ cách làng Chèm không xa có cây đa là hộp thư bí mật và có nhà bà Hai Vẽ từng nuôi giấu các vị cán bộ cách mạng Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ thì làng Chèm có bà Tư Hộ đã có công cưu mang ông Hoàng Quốc Việt và có cụ Hai Phê từng nuôi bà Trương Thị Mỹ trong thời hoạt động bí mật.

Nơi đây có đình Chèm và lễ hội đình Chèm là một tổng thể di sản văn hóa quý hiếm, thể hiện niềm tự hào, biểu trưng cho lịch sử văn hóa vùng Chèm, làng Chèm. Mới đây, Đình Chèm đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Đình thờ Thượng Đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng, tên thật là Lý Thân hay còn được tôn là Đức Thánh Chèm. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, tiền nhị hậu công với đa dạng các hạng mục công trình, tạo nên một quy mô bề thế. Điểm đặc biệt nhất trong kiến trúc đình Chèm là những hoa văn được khắc ngay trên mái kèo chứ không phải ghép như nhiều đình khác. Hai mái kèo ở hai bên mái đình không được khắc đối xứng mà mỗi mái kèo có một hoa văn rất riêng. Trên các bộ vì ngắn, các bức cốn chạm hình rồng mây, rồng cuốn thủy, cá chép hóa rồng, tứ linh với các đường nét chạm mềm mại, trau chuốt. Đặc biệt là bức chạm khắc rồng cuốn nước, phượng ngậm thư có giá trị đặc sắc, quý hiếm.

Vào ngày 14 - 16/5 Âm lịch hàng năm, đình Chèm có lễ hội lớn, với sự tham gia của người dân 03 làng: Làng Chèm - phường Thụy Phương; làng Hoàng Liên, Hoàng Xá - Phường Liên Mạc, đặc biệt nhất là lễ "rước nước". Có một câu ca dao đã ghi sâu vào tâm trí bao thế hệ những người Hà Nội: "Thứ nhất là hội Cổ Loa, thứ hai hội Gióng, thứ ba hội Chèm". Lễ hội được tổ chức ngoài phần lễ còn có phần hội, với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: Thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật… Ngoài các chương trình vui chơi còn có giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương.

P.B

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm