--> -->
Dòng sự kiện:

Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách

20/01/2025 16:17

Chia sẻ
Ngày 20/1, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025.
LĐLĐ Mỹ Đức công bố Quyết định thành lập Công đoàn Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch Chùa Hương Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 có chủ đề "Lễ hội Chùa Hương - Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt" diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5 (tức từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng Tư năm Ất Tỵ). Lễ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng).

Tại buổi họp báo, ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương, cho biết, nhằm phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân về tham quan lễ Phật, năm nay công tác quản lý, tổ chức Lễ hội Chùa Hương tiếp tục được đổi mới, với mục tiêu khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Huyện Mỹ Đức tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025.

Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025, UBND huyện đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉnh trang cảnh quan, không gian lắp đặt pa-nô, bồn hoa, cây cảnh dọc tuyến đường Tỉnh lộ 419 (từ Đốc Tín đi Hương Sơn) và tuyến đi bộ hai bên bờ suối Yến để tạo cảnh quan cho du khách về tham quan thưởng ngoạn lễ hội.

Đặc biệt, trong Tuần lễ Văn hóa du lịch vào dịp Khánh đản (từ ngày 11/3 đến 18/3) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội chợ thương mại du lịch với các sản phẩm OCOP của địa phương và các huyện lân cận; biểu diễn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt như triển lãm các tác phẩm nghệ thuật ảnh về Chùa Hương xưa và nay, đêm thơ Nguyên tiêu, đua thuyền, múa rồng, rước kiệu ngày xuân, lễ Khánh đản, múa rối cạn, cồng chiêng An Phú, chèo Đông Bình, chèo Hồng Sơn...

Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách.

Theo ông Bùi Văn Triều - Trưởng Ban Quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2025 thực hiện niêm yết giá vé công khai, vé thắng cảnh và vé xuồng đò được tích hợp để bảo đảm thuận tiện cho du khách về tham quan lễ Phật. Năm nay có khoảng 4.000 xuồng đò được chuẩn bị cho việc phục vụ du khách. Xuồng đò được sơn đồng màu theo quy định, có đầy đủ áo phao, giỏ đựng rác, ô che, ghế ngồi, nước uống miễn phí.... Mỗi xã viên lái đò có 1 mã QR để hợp tác xã quản lý, tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách.

Ban Tổ chức cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát xử lý việc bày bán các mặt hàng không phù hợp, gây phản cảm và việc sử dụng loa chào mời gây ồn ào trong khu vực lễ hội, bảo đảm công tác an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ; tiếp tục duy trì các nhà vệ sinh công cộng miễn phí phục vụ du khách, thu gom, vận chuyển rác thải trong khu vực lễ hội đưa đi xử lý tại các khu tập trung của thành phố...

Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Giá vé thu phí thắng cảnh Chùa Hương 2025.

Đồng thời, bố trí các điểm sơ, cấp cứu tại các khu vực tập trung đông người như cổng động Hương tích, ga Cáp treo, sân Thiên Trù, đảm bảo an toàn cho du khách. Bên cạnh đó, công tác quảng bá hình ảnh Chùa Hương và tuyên truyền khuyến cáo tới du khách về tham quan thắng cảnh, lễ Phật đầu năm cần chủ động trong việc chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, ứng xử văn minh, lịch sự, không chơi bài ăn tiền trên thuyền, không vứt rác thải bừa bãi...

Ban Tổ chức cũng có chế tài xử lý những vi phạm về phong cách, thái độ phục vụ để du khách được tận hưởng trọn vẹn cảm giác thư thái khi về chiêm bái, lễ Phật.

Tại họp báo, Ban Tổ chức cũng đã công bố quyết định công nhận khu Du lịch cấp Thành phố đối với Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (Chùa Hương).

Minh Phương

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Hướng các hoạt động Công đoàn về cơ sở, từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn quận tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác trọng tâm, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, người lao động.

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Dứa dại và những ngày xanh

Không ai trồng chúng. Cũng không ai gọi tên. Càng không ai có thể nhớ nổi lần đầu tiên bắt gặp một bụi dứa dại là khi nào. Vậy mà bất chợt trong ký ức, chúng hiện lên rõ ràng như thể cả thời thơ ấu đã lặng lẽ trôi qua dưới những tán lá gai góc của loài cây chẳng ai buồn chăm bón, cũng không ai nghĩ sẽ có ngày nhớ đến.
Xem thêm