--> -->
Dòng sự kiện:

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao

14/12/2021 17:16

Chia sẻ
Cây cọ được người dân Hà Tĩnh trồng ở vùng nông thôn để làm mành chiếu, lá đan nón, lợp mái nhà… từ bao đời nay. Nhưng hiện nay cây cọ được nhiều người biết đến là nhờ quả cọ được giới sành ăn đặt tên "đặc sản" vùng quê. Hiện cây cọ vẫn đang được duy trì, nhưng không còn nhiều ở các địa phương nông thôn.
Ngắm “rừng” bonsai trồng trên thân cây cổ thụ giá gần tỷ đồng ở Hà Nội 10 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh hiệu quả chẳng kém gì thuốc

Nghề nay nuôi cảnh xưa

Hiện, nghề đan tranh (đánh tranh lá cọ - phóng viên) vẫn đang được duy trì, tạo ra công ăn việc làm chủ yếu cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và gắn liền với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Nghề đan tranh được người dân thôn Tân Đình, xã Lưu Vĩnh Sơn giữ gìn được nghề

Cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chừng khoảng 5km chúng tôi đi ngang qua tuyến đường tránh là đến nhà của ông Nguyễn Hoành Đạt (thuộc xóm Tân Đình xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà). Người đang giữ gìn được nghề xưa là đan tranh bằng lá cọ để lợp mái nhà, chuồng trâu bò… nghề có ở xóm cách đây hơn 50 năm, bắt đầu từ chuyện làng chuyện xã vì nơi đây trước đây là một vựa cọ nổi tiếng của Hà Tĩnh.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đạt kể: "Nghề này vốn liếng cao, công việc rất đơn thuần, không đòi hỏi sức lực sự hay khéo léo, trình độ gì hết, ai vụng nhất cũng làm được, rảnh rỗi lúc nào làm lúc ấy.

Để làm ra sản phẩm cánh tranh để lợp mái thì tôi thu mua lá cọ trong dân, và các huyện miền núi như Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ… hom tranh thì tận dụng bèn (cuống, cành lá cọ - phóng viên) còn cẩn thận hơn thì mua cây luồng, cây mét ở tận các huyện Anh Sơn, Thanh Chương... Nghệ An về chẻ vót tạo thành hom rồi mới đan kết từng lá cọ lại tạo thành cánh tranh", ông Đạt cho biết thêm.

Được biết, mỗi cánh tranh như thế này bán ra thị trường là 19.000 đồng/cánh, mỗi cánh có 2 hom trên/dưới và được kết lại từ 10 mõ tranh.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Mỗi cánh tranh được bán ra thị trường 19.000 đồng

Người hằng ngày phụ giúp ông Đạt là bà Trần Thu (vợ ông Đạt). Bà Thu cho biết: Về nguyên liệu làm ra cánh tranh chúng tôi đều phải đi mua hết, mua mỗi báp lá tro 10 ngọn từ huyện Vũ Quang về đây có chi phí 15-20.000 đồng. Còn cây luồng mua Nghệ An về mất 45.000 đồng/cây. Mỗi ngày gia đình làm được khoảng 100 cánh tranh, trừ chi phí ra thì mỗi người đạt khoảng 300-400 nghìn đồng.

"Nghề này, trước đây thì rất nhiều người làm vì kinh tế hồi đó nuôi được cả gia đình đó, nhưng nay số lượng cây cọ cũng không nhiều nên tìm nguyên liệu khó khăn. Hơn nữa giới trẻ thì đi làm công ty, xuất khẩu… mấy ai ở nhà đâu chú", bà Hồng, 70 tuổi xóm Tân Đình nói.

Cây cọ được ví “rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Ngoài ra nó còn giúp người dân phát triển kinh tế, giúp người dân có mái nhà ấm cúng, quả cọ nay được du khách xem như món ăn "đặc sản" vùng quê. Nhiều hộ thu nhập tốt từ cây cọ, chỉ tính bán lá cọ và xương cọ, quả cọ mỗi cây to một năm cũng được trên 1 triệu đồng.

Món ăn "đặc sản" vùng quê

Quả cọ nó chỉ lớn vón vén khoảng 2 đầu ngón tay với lớp vỏ sẫm màu, vị đắng chát nhưng khi được chế biến bằng hình thức như om, muối chín nó lại thành món ăn vặt "đưa miệng" khiến người dân từ nông thôn đến thành phố trầm trồ khi cọ vào vụ.

Cứ đến dịp khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch, trên các khu chợ lại nhộn nhịp người mua kẻ bán quả cọ. Vốn là thứ quả quê đặc trưng ở Hà Tĩnh, nay quả cọ được đưa lên phố như Hà Nội, Sài Gòn… trở thành món "đặc sản" được thực khách tìm mua nhiều vì hương vị bùi bùi, lạ miệng.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao
Quả cọ được người sành ăn đặt món ăn "đặc sản" vùng quê

Vừa dẫn chúng tôi đi hái quả cọ chị Nguyễn Thái Hà (thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết về thời kỳ ra hoa kết trái của loài cây gai gốc đầy mình: "Cọ bắt đầu ra hoa, kết trái vào giữa tháng 7 âm lịch. 3-4 tháng sau là thời điểm quả cọ bắt đầu chín, vỏ màu xanh đậm rồi ngả dần sang xanh da trời. Tùy theo điều kiện thời tiết mà mùa cọ chín có thể kéo dài tới vài tháng.

Quả cọ hình bầu dục, chỉ nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, to hơn thì độ 2 đầu ngón tay. Khi chín, cọ có màu xanh dương thẫm hoặc hơi nâu đen. Cọ sau khi hái về sẽ được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn. Cọ sống khá chát nên người dân thường om hoạc muối (làm chín) để nó mềm hơn, bớt chát và có độ bùi, ngọt, béo ngậy. Tuy nhiên, để làm được mẻ cọ om hoạc muối ngon thì đòi hỏi người làm phải khéo léo, kỳ công.

Cách làm quả cọ om là rửa sạch, đem xóc lẫn với những mảnh cật nứa già cho bong vỏ. Sau đó đổ nước sôi lăn tăn khoảng 85-90 độ C vào thùng hoặc chậu cọ, để tầm 15-20 phút là cọ chín mềm. Nếu cho vào nước quá nóng sẽ làm quả cọ teo lại, ăn cứng và chát. Om lâu quá lại làm cọ mềm nhũn, giảm độ ngon, bùi. Còn cọ muối thì chỉ rửa sạch bọ muối và các gia vị khác vào sao cho vừa rồi lắc đều để sau ít giờ là ăn được", chị Hà cho biết thêm.

Loài cây xù xì, gai gốc mang lại kinh tế cao

Quả cọ sau khi om chín ăn có vị bùi, thơm, béo...

Cọ thường khoảng 10.000 đồng/kg nhưng cọ nếp ngon thì giá cao hơn khoảng 20-30.000 đồng/kg. Khách cần cọ om chín, mang về chỉ việc ăn ngay thì thêm 5.000 - 10.000 đồng tiền công.Chị Thu Trang quê Nghệ An làm dâu Hà Tĩnh kể lại: Quê mình quả cọ vốn là thức ăn vặt dân dã, nhưng khi mang ra các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn cọ om lại được nhiều người xem như đặc sản. Thấy đồng nghiệp mua làm quà vặt, ăn khen ngon nhiều nên mình nhờ người nhà gửi xuống để bán. Ban đầu chỉ bán thử ít một, nhiều người đặt mua quá nên tăng lượng hơn. Có đợt mình bán được cả tạ cọ, nhiều người còn đặt mình làm chín đóng hộp để làm quà biếu luôn.

Loại quả này còn được chế biến thành món dưa (muối) cọ ngày Tết hay cọ đem ra kho cá, kho thịt rất thơm ngon. Vị bùi ngậy, chan chát của cọ khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi. Ngoài ra ở các địa phương khác quả cọ được dùng làm bánh dày, sau khi om, lớp cùi cọ được bóc ra rồi đem giã nhuyễn thành nguyên liệu làm bánh.

Nguyễn Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm