--> -->
Dòng sự kiện:

Lừa hàng trăm tỷ đồng của ngân hàng, Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án tù chung thân

24/03/2023 17:54

Chia sẻ
Sáng 24/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt Nguyễn Thị Hà Thành cùng 25 bị cáo khác về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản","Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Đề nghị các ngân hàng trả lại 122 tỷ đồng cho đại giaTiếp tục hoãn xử vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt 430 tỷ đồng của ngân hàng

Theo đó, nhóm 7 bị cáo bị kết án về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" gồm: Nguyễn Thị Hà Thành bị tuyên phạt tù chung thân, Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Landmark) và Nguyễn Thị Thu Hương (nhân viên VietABank) cùng bị phạt 18 năm tù, Quản Trọng Đức (Giám đốc Chi nhánh VietABank) 17 năm tù, Nguyễn Mai Phương (kiểm soát viên Phòng Giao dịch Đông Đô VietABank) 14 năm tù, Trịnh Trung Kiên (Giám đốc Công ty xây dựng) 5 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thanh Bình (kế toán Công ty xây dựng) 6 năm tù.

Đặng Thị Quỳnh Hương (Trưởng Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Giao dịch Đông Đô, VietABank) bị phạt 7 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng," tổng hợp hình phạt chung là 17 năm tù.

Nguyễn Hồng Trung (nhân viên NCB) bị phạt 5 năm tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" và 1 năm tù về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự", tổng hợp hình phạt chung là 6 năm tù.

Lừa hàng trăm tỷ đồng của ngân hàng, Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án tù chung thân
Các bị cáo tại Toà.

11 bị cáo bị kết án về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" gồm: Đỗ Minh Đức (kiểm soát viên VietABank) bị phạt 6 năm tù; Bùi Văn Tuấn (cán bộ PVcomBank) và Trần Thị Hoa (Giám đốc NCB chi nhánh Hà Nội) cùng bị phạt 5 năm tù.

Các bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trịnh Phương Ngân (đều là giao dịch viên VietABank) cùng bị phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Các bị cáo Đặng Thị Thu Hòa (nhân viên NCB), Phạm Thu Hiền, Lê Thị Hiên (đều là giao dịch viên VietABank); Đỗ Thị Liên và Bùi Thị Na (đều là thủ quỹ VietABank) cùng bị phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Phạm Thị Ngọc Lan (đều là nhân viên NCB) 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

6 bị cáo bị kết án về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" gồm Triệu Đình Hoan (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hải Linh) 30 tháng tù; Nguyễn Thị Là và Triệu Thị Hạnh (đều là nhân viên Công ty Hải Linh) cùng bị phạt 18 tháng tù; Phạm Thế Tuấn (giao dịch viên NCB) 1 năm tù, cộng với mức án 7 năm 6 tháng tù của một bản án trước, tổng hợp hình phạt chung là 8 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Hồng Hạnh 12 tháng cải tạo không giam giữ và Nguyễn Giang Hòa 15 tháng tù treo.

Về dân sự, Hội đồng xét xử tuyên Nguyễn Thị Hà Thành bồi thường cho VietABank 273 tỷ đồng; bồi thường cho PVcomBank 49,4 tỷ đồng; bồi thường cho NCB 47,5 tỷ đồng và cho những cá nhân gửi tiền đồng sở hữu mà Thành đã chiếm đoạt.

Đối với số tiền 122 tỷ đồng vợ ông Đặng Nghĩa Toàn gửi tiết kiệm tại 3 ngân hàng bị "siêu lừa" chiếm đoạt, tòa tuyên các ngân hàng giữ lại để đảm bảo thi hành án. Đồng thời, dành quyền khởi kiện dân sự cho ông Toàn với số tiền trên trong một vụ án khác.

Với một số người đứng tên đồng sở hữu cùng Nguyễn Thị Hà Thành gửi tiền tiết kiệm, sau đó bị "siêu lừa" chiếm đoạt cũng bị tòa tuyên các ngân hàng giữ lại số tiền này để đảm bảo thi hành án. Nhóm "đại gia" cũng được tòa dành quyền khởi kiện trong một vụ án dân sự.

Theo Hội đồng xét xử, trong vụ án này, Nguyễn Thị Hà Thành được xác định là chủ mưu, Tùng và các bị cáo khác đóng vai trò giúp sức. Thành dùng thủ đoạn gian dối, gây ra 26 vụ lừa đảo, để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân. Vì vậy, tòa xác định tư cách là bị hại của 3 ngân hàng là có căn cứ.

Tại toà, bị cáo này thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, được xin giảm nhẹ hình phạt, nuôi 3 con nhỏ... nhưng số tiền bị cáo chiếm đoạt là đặc biệt lớn, nên cần cách ly bị cáo khỏi xã hội vô thời hạn.

Đối với các bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng, bản án sơ thẩm đánh giá là những người giúp sức tích cực cho Hà Thành. Bên cạnh đó, có các bị cáo có vai trò thứ yếu trong vụ án.

Bản án sơ thẩm nêu, do có nhu cầu cần tiền để chi tiêu cá nhân, Nguyễn Thị Hà Thành và Tùng đã bàn nhau sử dụng các pháp nhân gồm Công ty Jeongho Landmark, Công ty MHD và Công ty Eurocell để thực hiện vay tiền tại các ngân hàng.

Tại NCB, Thành và các đồng phạm thực hiện 4 vụ lừa đảo chiếm đoạt 47,5 tỷ đồng. Cuối năm 2017, Thành gặp Nguyễn Hồng Trung - chuyên viên cao cấp Bộ phận Quan hệ khách hàng của NCB. Thành thỏa thuận với Trung sẽ giới thiệu khách hàng Đặng Nghĩa Toàn đến gửi tiền tiết kiệm và thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn khi cần.

Từ ngày 18/6/2018 đến ngày 21/8/2018, Thành vay ông Đặng Nghĩa Toàn 50 tỷ đồng bằng hình thức, ông Toàn gửi tiền tiết kiệm vào NCB rồi đưa cho Thành giữ. Để thực hiện khoản vay, Thành và Tùng sử dụng tài sản đảm bảo là hai sổ tiết kiệm đứng tên Đặng Nghĩa Toàn để vay 19 tỷ đồng.

Các bị cáo lập khống hợp đồng kinh tế “cung cấp dây truyền đùn phôi nhôm 6 inch” giữa Công ty Jeongho Landmark và Công ty Eurocell. Mặc dù Công ty Eurocell bị thu hồi giấy phép song Tùng vẫn giả mạo chữ ký giám đốc trên các hợp đồng, chứng từ vay.

Tương tự, tại PVcomBank, ngày 17/10/2018, Thành và Tùng làm giả hồ sơ vay vốn bằng cách cầm cố 5 sổ tiết kiệm đứng tên vợ chồng Đặng Nghĩa Toàn để chiếm đoạt 49,4 tỷ đồng của ngân hàng này.

Mộc Thanh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm