--> -->
Dòng sự kiện:

Lưu hành các tác phẩm ca múa nhạc: Nhiều quy định còn bất cập

02/11/2017 09:50

Chia sẻ
Hiện nay, nhiều quy định về cấp phép, biểu diễn hoạt động nghệ thuật còn bất cập, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đó là ý kiến của hầu hết các đại biểu trong hội thảo “Hoạt động sáng tác, lưu hành tác phẩm nghệ thuật ca múa nhạc trong thời kỳ hội nhập phát triển hiện nay” do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức ngày 31/10 tại Hà Nội.
luu hanh cac tac pham ca mua nhac nhieu quy dinh con bat cap Khán giả Thủ đô thổn thức với màn song ca của Đức Phúc và Min
luu hanh cac tac pham ca mua nhac nhieu quy dinh con bat cap Học trò Thu Minh - Tóc Tiên tung ca khúc mới sau The Voice
luu hanh cac tac pham ca mua nhac nhieu quy dinh con bat cap Đông Nhi đại diện Việt Nam tham dự Asia Song Festival 2017
luu hanh cac tac pham ca mua nhac nhieu quy dinh con bat cap Cục Biểu diễn lên tiếng trước thông tin “cấp phép hơn 300 ca khúc nhạc đỏ”

Nhiều sáng tác nhảm nhí… phổ biến rộng rãi

Trong những năm gần đây, không thể phủ nhận hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong nước diễn ra sôi động và có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tự do sáng tác và biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật ca múa nhạc. Với sự xuất hiện dày đặc các chương trình truyền hình giải trí về sáng tác, biểu diễn, tìm kiếm tài năng… nhiều tác phẩm mới ra đời góp phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, khán giả.

Bên cạnh mặt tích cực, tại hội thảo, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, hoạt động cấp phép lưu hành tác phẩm, cấp phép biểu diễn đang tồn tại nhiều bất cập.

luu hanh cac tac pham ca mua nhac nhieu quy dinh con bat cap
Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Phương Bùi

Theo nhà lý luận phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, trong khi không ít các sáng tác trước năm 1975 quen thuộc với khán giả vướng phải rào cản vì thủ tục xin cấp phép phổ biến thì nhiều sáng tác mới nhảm nhí, ngôn từ ngô nghê, thô tục… lại tự do truyền tải qua mạng xã hội và internet.

Đơn cử đã có rất nhiều phản ánh về clip bài hát có tên gọi “Phiếu bé ngoan”, “Tan ka ka”, “Give it to me”, “Em không hối tiếc” hay mới đây nhất là tác phẩm “Như cái lò” với ca từ nhảm nhí, hình ảnh, trang phục phản cảm… vẫn đang được phổ biến rộng rãi. Với sự lan truyền chóng mặt của internet và mạng xã hội, việc phổ biến các tác phẩm nghệ thuật chưa được quản lý chặt chẽ đã tác động không nhỏ đến quá trình nhận thức, thị hiếu nghệ thuật gây lệch chuẩn về văn hóa, đạo đức của giới trẻ.

Hay như việc cấp phép cho nghệ sĩ biểu diễn cũng vướng phải những thủ tục hành chính rườm rà, không hợp lý. Ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng phòng quản lý Nghệ thuật biểu diễn của Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội chia sẻ, có những trường hợp, sát ngày biểu diễn, nghệ sĩ gặp vấn đề về sức khỏe, không tham gia được. Như thế, đơn vị xin cấp phép phải làm lại thủ tục từ đầu. Có những chương trình, khán giả yêu cầu nghệ sĩ biểu diễn tiết mục họ yêu thích nhưng chưa có trong nội dung cấp phép của chương trình. Nếu ca sĩ hát là vi phạm quy định. Nếu cấm trong trường hợp ca khúc không có vấn đề gì nhạy cảm thì làm ảnh hưởng đến quyền hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật của công chúng…

Hay đối với việc cấp phép biểu diễn cho nghệ sĩ nước ngoài về Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Theo quy định hiện nay, mỗi đơn vị tổ chức chương trình biểu diễn có nghệ sĩ này tham gia đều phải làm thủ tục cấp phép biểu diễn. Trong khi đó, lẽ ra chỉ cần có 1 giấy phép cho phép nghệ sĩ vào biểu diễn trong khoảng thời gian nào đó nhất định.

Xây dựng dự thảo nghị định mới

Lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng thừa nhận, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động sáng tác, lưu hành tác phẩm ca múa nhạc đã bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục từ việc xây dựng, hoàn thiện chính sách cho đến việc áp dụng, thực thi chính sách vào thực tiễn đời sống; nâng cao nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia các hoạt động trên; xu hướng, phong cách thưởng thức nghệ thuật của một số công chúng, khán giả…

Liên quan đến vấn đề quản lý chưa chặt chẽ các sản phẩm được phổ biến qua mạng internet, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng cho rằng, hiện nay các cơ quan mới được giao thẩm quyền quản lý về mặt nội dung các sản phẩm ca múa nhạc được định dạng dưới dạng ghi âm, ghi hình như CD, VCD, DVD… Nhưng đối với việc quản lý các sản phẩm ca múa nhạc lưu hành, phổ biến trên các phương tiện kỹ thuật số, mạng internet chưa có sự phân định rõ ràng. Vì hiện nay, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nghệ thuật còn có trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng cho rằng công tác kiểm tra việc cấp phép biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở nhiều địa phương còn hạn chế, chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn nhẹ nên chưa đủ sức răn đe, một số điều khoản chưa phù hợp với thực tế. Việc thành lập các doanh nghiệp tổ chức biểu diễn hiện nay cũng rất dễ dàng. Một số doanh nghiệp tổ chức biểu diễn sai phạm bị tước giấy phép hoặc đình chỉ tổ chức đã sẵn sàng thay đổi tên doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động. Mặc khác, nhiều địa phương khi cấp phép biểu diễn nghệ thuật chủ yếu dựa trên hồ sơ hành chính mà không thẩm định thực tế chương trình biểu diễn, dễ có những sai phạm trong tổ chức.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, NSND Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhận định, nhiều các quy định về hoạt động sáng tác, lưu hành tác phẩm nghệ thuật ca múa nhạc thời gian qua chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Hiện tại, Bộ đang xây dựng dự thảo nghị định mới. Mục đích của nghị định này là tạo thêm hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho công chúng tiếp cận, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật và tập thể, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức sự kiện, chương trình biểu diễn, vừa đảm bảo công tác quản lý tốt. Tuy nhiên, muốn điều này thành hiện thực, ông Biên cũng mong các cá nhân, tổ chức, cơ quan quản lý địa phương cũng cần tích cực tham gia đóng góp ý kiến hơn nữa vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Phương Bùi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm