--> -->
Dòng sự kiện:

“Mệnh lệnh” đến từ trái tim

05/02/2021 12:27

Chia sẻ
Hơn 280 chuyến bay, đưa gần 80.000 công dân Việt Nam hơn 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về nước một cách an toàn để “lánh” đại dịch Covid-19 là một trong những con số ấn tượng cụ thể hóa chính sách của Đảng, Nhà nước “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong năm 2020.
Thêm 4 chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước an toàn Tiếp tục các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước Thêm 3 chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước tránh dịch
“Mệnh lệnh” đến từ trái tim
Công dân Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng, Chính phủ đã hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết để về nước an toàn. Ảnh: B.N.G

Với thông điệp “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ đầu tháng 4/2020 - thời điểm Chính phủ phê duyệt chủ trương đưa công dân Việt Nam về nước đến nay, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai hàng trăm chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước an toàn.

Chia sẻ về công tác bảo hộ công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ông Vũ Việt Anh - Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, cán bộ Cục Lãnh sự thường xuyên rà soát, cập nhật số liệu về công dân Việt Nam ở nước ngoài, tổng hợp, thống kê số người có nhu cầu về nước để phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đưa công dân về nước phù hợp với khả năng cách ly y tế trong nước.

Đồng thời, thường xuyên duy trì các kênh liên lạc để kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn. Đặc biệt, Cục Lãnh sự đã chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài liên tục liên hệ với cơ quan sở tại, kịp thời hỗ trợ công dân khi có hoàn cảnh khó khăn như: Không có nơi ở, cần nhân viên chăm sóc y tế…

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cán bộ ngoại giao công tác tại các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài đã trở thành những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch ở nước ngoài. Theo ông Vũ Việt Anh, trong bối cảnh cán bộ ngoại giao tại các nước có hạn, chỉ thời gian ngắn, tình hình dịch bệnh bùng nổ rất phức tạp, do đó, mỗi cán bộ phải “gánh” trên vai khối lượng công việc khá đồ sộ.

Dù phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao, các cán bộ ngoại giao Việt Nam tại các nước đã nỗ lực vượt khó, thu xếp cuộc sống để kiên trì bám trụ địa bàn, đi gặp gỡ, tiếp xúc, có các hình thức động viên, giúp đỡ cộng đồng người Việt trong sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống, đồng thời tích cực làm việc với cơ quan chức năng sở tại để hỗ trợ bà con ra sân bay...

“Mệnh lệnh” đến từ trái tim
Công dân Việt Nam tại Canada bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng, Chính phủ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada đã hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết để lên máy bay nhanh chóng và an toàn. Ảnh: B.N.G

“Thực tế, đã có một số trường hợp cán bộ bị mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm nên phải tự cách ly khiến nguồn lực càng bị hạn hẹp; nhiều trường hợp cán bộ đã hết nhiệm kỳ nhưng được yêu cầu ở lại phục vụ công dân; một số cán bộ có những việc quan trọng trong gia đình như bố, mẹ mất cũng không thể làm tròn bổn phận với người thân… Tất cả đều nỗ lực hết sức với phương châm bảo hộ công dân “chủ động, kịp thời, chuyên nghiệp và hiệu quả”, ông Vũ Việt Anh cho biết.

Chia sẻ thêm về những khó khăn khách quan trong quá trình bảo hộ công dân, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết: Trong bối cảnh lo ngại ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã thực hiện lệnh cấm xuất cảnh, nhập cảnh, dừng vận chuyển hàng không… khiến việc xin phép bay gặp rất nhiều phức tạp, vì Việt Nam không có chuyến bay trực tiếp đến một số quốc gia chúng ta có đông công dân, do đó phải chờ xin qua con đường ngoại giao, thủ tục phải chờ đợi và phụ thuộc.

Một số quốc gia, thủ tục rất phức tạp như Hoa Kỳ, Canada, Angola, Guinea Xích đạo… Bên cạnh đó, có những địa bàn xa xôi, số lượng công dân Việt Nam không nhiều, mắc kẹt rải rác ở khắp nơi nên việc thu xếp để đi đến địa điểm đón công dân rất khó khăn. Đó là chưa kể, nhiều trường hợp công dân ở nước ngoài đăng ký thông tin không chính xác, làm khó cho cán bộ chuyên trách khi rà soát, sàng lọc đối tượng để sắp xếp đưa về nước…

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm chính trị và nỗ lực cao nhất, những người tham gia vào “nhiệm vụ đặc biệt này” luôn coi công tác bảo hộ, đưa công dân về nước trong bối cảnh đại dịch không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là “mệnh lệnh đến từ trái tim”. Kết quả, từ ngày 10/4/2020 đến nay, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức trên 280 chuyến bay chở gần 80.000 công dân Việt Nam hơn 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về nước an toàn.

Bảo Duy

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm