
Mô hình Tổng cục Quản lý thị trường chính thức kết thúc từ hôm nay (1/3)
01/03/2025 21:05
Theo Nghị định 40/2025/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương có 22 đơn vị bao gồm Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Văn phòng bộ, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục Điện lực, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Hóa chất, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương.
![]() |
Mô hình Tổng cục Quản lý thị trường chính thức kết thúc từ ngày 1/3 (Ảnh: Quyên Lưu) |
Đáng chú ý, trong Điều 5, của Nghị định 40/2025/NĐ-CP về điều khoản chuyển tiếp ghi rõ: “Cơ quan QLTT các cấp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật hiện hành đến khi chuyển giao Cục QLTT cấp tỉnh thuộc Tổng cục QLTT về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Công Thương chuyển giao nguyên trạng Cục QLTT cấp tỉnh thuộc Tổng cục QLTT về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thành lập Chi cục QLTT thuộc Sở Công Thương trước ngày 1/6/2025”.
Ngày 28/2, cùng với Quyết định số 541/QĐ-BCT về việc phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ, Bộ Công Thương cũng đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ. Trong số các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ ban hành cùng ngày, tại Quyết định số 516QĐ-BCT, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Theo đó, kể từ ngày 1/3, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý Nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá theo quy định của pháp luật; tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có các nhiệm vụ và quyền hạn chính, gồm: Tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá; công tác QLTT; tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực chức năng của Cục; thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước; thống kê Nhà nước về hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước; tham mưu quản lý Nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hiệp hội, ngành hàng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách....
Trước đó, trong các cuộc họp với các đơn vị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, dù ở mô hình hoạt động nào thì nền tảng pháp lý để tổ chức, hoạt động của lực lượng QLTT vẫn là Pháp lệnh QLTT ban hành năm 2016 với tiêu chí xuyên suốt: Lực lượng QLTT là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12/10/2018. Theo Quyết định này, lực lượng QLTT được tổ chức lại theo mô hình Tổng cục ngành dọc tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ. Sau hơn 6 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng luôn khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. |

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Azerbaijan

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sớm đi vào cuộc sống

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030 - 2035

Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026

Lễ hội Làng Sen năm 2025 được tổ chức quy mô quốc gia với nhiều hoạt động đặc sắc

Thủ tướng yêu cầu tích cực, chủ động đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
Tin đọc nhiều

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng “phi mã”

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
