
Mong có chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non
29/08/2023 12:51
Công việc bận rộn, nhiều áp lực
Gắn bó với nghề giáo viên bậc học mầm non đến nay đã gần chục năm, chị L.T.M.L, giáo viên đang công tác tại trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì cho biết, mỗi ngày chị phải dậy từ 6 giờ sáng, tới trường vệ sinh lớp học cho kịp giờ đón trẻ. Công việc thường ngày ở trường ngoài việc dạy học cho trẻ thì chị M.L còn phải lo từng bữa ăn, giấc ngủ, kiêm việc dỗ dành trẻ…“Trong lớp học, việc các bé tranh giành đồ chơi, xô xát nhau là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, giáo viên đứng lớp phải để ý, quan sát các con toàn thời gian nhằm hạn chế tối đa nhất những hoạt động gây thương tích cho trẻ. Cùng với đó, có những bé dù đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết xin đi vệ sinh nên các cô cũng phải đưa vào rèn nếp khá vất vả.”- chị M.L cho hay.
![]() |
Mặc dù phải chịu áp lực công việc lớn, song thu nhập của giáo viên mầm non hiện nay vẫn khá thấp. |
Không chỉ bận rộn với công việc trên lớp, khi về nhà chị M.L cũng phải tranh thủ thời gian để xử lý những công việc còn dang dở như hồ sơ, sổ sách. Những việc nhỏ nhặt song lại chiếm phần lớn thời gian của chị M.L. Có những ngày con ốm, chị M.L vừa chăm con, vừa thức khuya làm việc để chuẩn bị cho ngày làm việc vào sáng sớm hôm sau. “Có những thời điểm tôi cảm thấy mệt vì thời gian làm việc dài, áp lực vì hệ thống hồ sơ, sổ sách, soạn giáo án nhiều, nhưng cũng phải tự động viên bản thân cố gắng nhiều hơn nữa vì đây là con đường mình đã lựa chọn và mình phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình.”- chị M.L nói.
Đồng quan điểm với chị L.T.M.L, chị Đ.T.L, giáo viên trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông chia sẻ, chị cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc do đặc thù của nghề. Cùng với việc dạy dỗ, lo bữa ăn giấc ngủ cho trẻ thì việc làm thêm giờ ở giáo viên mầm non gần như là tất yếu. Theo cô Đ.T.L, tại trường nơi cô công tác, ngoài thời gian đón trả trẻ, các cô phải dọn lớp, đảm bảo vệ sinh lớp học trước, trong và sau khi có trẻ; phải thường xuyên tự làm mới lớp học thông qua việc tự thiết kế các đồ chơi, dụng dụ dạy học sao cho rẻ - đẹp - bền và còn phải thu hút được trẻ…
Với đặc thù công việc đi sớm, về muộn, những cô giáo mầm non như chị Đ.T.L chịu rất nhiều thiệt thòi khi không có nhiều thời gian dành cho gia đình. “Để cân đối thời gian giữa công việc và gia đình theo tôi là rất khó, bởi vậy, rất cần sự thông cảm của những người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng. Rất may, việc đưa đón, dạy dỗ con, cơm nước… cho các con được chồng tôi hỗ trợ và san sẻ rất nhiều”- chị Đ.T.L chia sẻ.
Thu nhập chưa tương xứng
Bận rộn và áp lực là thế, tuy nhiên thu nhập hằng tháng của các giáo viên mầm non lại chưa tương xứng với những công sức họ bỏ ra, cũng như chẳng thể giúp họ trang trải đủ cuộc sống. Chia sẻ với phóng viên, chị L.T.X.P, giáo viên trường mầm non tại huyện Phúc Thọ cho biết, thu nhập của chị hiện nay vào khoảng gần 8 triệu đồng/ tháng. Hiện tại, vợ chồng chị đang nuôi bố mẹ già và 2 con nhỏ đang tuổi đi học. Trong khi đó, chồng chị là lao động tự do, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cũng chính bởi thu nhập còn thấp nên sau những giờ dạy trên lớp, chị P phải tận dụng đất vườn để làm trang trại, gia tăng thu nhập để lo cho gia đình.
Còn chị Đ.T.L thì cho rằng, giáo viên mầm non có thu nhập khá khiêm tốn so với các ngành nghề khác và ngay với chính hệ thống giáo viên. “Tôi công tác ở trường từ năm 2014, hiện tại, lương của tôi là ở bậc 3, tính ra chỉ khoảng gần 7 triệu đồng. Mức thu nhập này ở Hà Nội sẽ phải co kéo rất nhiều mới đủ chi tiêu. Thu nhập thấp, lại áp lực về thời gian, tinh thần luôn căng thẳng, nhiều lúc tôi cũng từng nghĩ đến bỏ nghề. Thực tế cho thấy, hiện nay các bạn trẻ cũng rất ít người lựa chọn nghề giáo viên vì thu nhập không cao và rất vất vả”- chị Đ.T.L cho hay.
Với những khó khăn trên, đa phần các cô giáo đều bày tỏ mong muốn sẽ có những chính sách phù hợp dành cho giáo viên mầm non. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Thanh Lâm A (huyện Mê Linh), đặc thù công việc của giáo viên mầm non có nhiều khó khăn và áp lực. “Qua nắm bắt hoàn cảnh cán bộ, giáo viên, nhân viên tại trường, có rất nhiều giáo viên mầm non phải đi làm thêm các công việc khác. Ngoài thời gian dạy trên lớp, các cô phải kiêm thêm nghề tay trái như bán hàng online, đi làm thêm vào ngày thứ bảy, chủ nhật để có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.”- bà Hương cho hay.
Bày tỏ suy nghĩ trước tình trạng giáo viên mầm non phải nghỉ việc vì lương thấp, bà Hương cho biết, những giáo viên mầm non hiện nay vẫn vừa làm vừa chờ đợi sự quan tâm của Nhà nước. Theo bà Hương, vừa qua, tại sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, thời gian tới dự kiến sẽ tăng phụ cấp 10% cho giáo viên bậc mầm non, 5% cho bậc tiểu học. Đây cũng là bước khởi đầu để giáo mầm non yên tâm hơn. Song dù tăng 10% thì mức thu nhập của giáo viên vẫn rất thấp, do đó, bà Hương mong muốn Nhà nước cần xem lại hệ số lương, bậc lương chế độ phụ cấp của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để có mức thu nhập tương xứng với đặc thù công việc, thời gian đóng góp.
“Ngoài việc tăng phụ cấp, lương, tôi cũng mong công việc của giáo viên mầm non sẽ được xét vào ngành nghề nặng nhọc độc hại để các cô có thể về hưu vào năm 55 tuổi. Với tâm lý, độ tuổi của trẻ, cô giáo lớn tuổi làm công việc này sẽ không thể đáp ứng được công tác giáo dục, chăm sóc trẻ. Độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non 55 tuổi là hợp lý. Còn đến 60 tuổi vẫn chăm sóc trẻ thì là gánh nặng rất lớn với cả giáo viên và học sinh.”- bà Hương cho hay.


Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
