--> -->
Dòng sự kiện:

Mùa niễng

03/11/2022 09:27

Chia sẻ
Hàng năm, khi tiết trời giao mùa vào độ cuối thu đầu đông là mùa niễng trổ bông. Sớm mai, khi sương khói heo may nhuốm chút lạnh se sắt bảng lảng trên đồng xa bãi gần, các bà các chị trong làng xôn xao rủ nhau đi thu hoạch niễng. Ký ức về những mùa niễng đã xa chợt trở về trong tâm trí của tôi...
Đôi bàn chân của má Hành lý cuộc đời

Ngày còn nhỏ, lũ trẻ chúng tôi vẫn thường thả trâu rồi rủ nhau đi bóc bắp niễng ở những ao, hồ hoặc thùng trũng ngoài cánh đồng. Thời ấy, đồng ruộng còn hoang hóa nhiều và nước cũng chưa ô nhiễm. Niễng mọc hoang chẳng ai trồng nhưng nhiều lắm. Tuy niễng nhiều như vậy nhưng chỉ lũ trẻ chúng tôi bóc ăn sống chứ thời ấy niễng chưa được coi trọng và nâng tầm đặc sản như bây giờ. Năm tháng trôi, tôi mãi nhớ những niềm vui tuổi thơ mùa niễng. Chúng tôi thường cầm cả nắm bắp niễng, vắt vẻo trên lưng trâu, vừa bóc bẹ non ăn ngon lành vừa nghêu ngao hát hò, trò chuyện, có đứa ăn no bắp niễng.

Niễng là cây bản địa có ở nhiều nơi, nhưng Nam Định quê tôi là vùng có nhiều niễng nhất. Có lẽ, do là vùng chiêm trũng, nhiều ao hồ, thùng vũng. Niễng là loài cỏ nước, thân thảo, lá giống như lá cỏ lau, mọc ở vùng trũng ngập nước nhiều bùn, những chỗ đất tốt có khi cây cao lút đầu người. Thân và hạt niễng đều ăn được. Theo ông bà tôi kể lại, thời xưa đói kém, hạt niễng còn được giã như gạo nấu lên ăn thay cơm. Nhiều người hay gọi là củ niễng, gọi quen thế thôi chứ thật ra là thân niễng (quê tôi thường gọi là bắp niễng).

Mùa niễng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng tháng 10 và tháng 11, vào độ cuối thu sang đông. Qua thời điểm này là niễng lên hoa, hết mùa. Khi mới chuẩn bị trổ bông, phần thân nõn thường to và từ đó kéo dài lên thành bông niễng. Lúc này người ta cắt lấy phần thân nõn phình to khi đang chuẩn bị lên hoa nên còn non này gọi là bắp niễng (nhiều người gọi là củ). Vì thế, thời gian có thể ăn được bắp niễng chỉ kéo dài trong khoảng 7 ngày, sau thời gian đó không ăn được nữa vì quá già.

Trước đây, niễng mọc hoang tự nhiên nhiều nhưng chưa thành món ăn được ưa chuộng và chế biến phong phú như bây giờ. Ngày nay, khi bắp niễng trở thành món ngon được ưa chuộng và khá đắt đỏ, người ta đã trồng nhiều để lấy bắp kinh doanh. Bắp niễng được nâng thành đặc sản, trở thành thực phẩm với giá bán không hề rẻ so với các loại rau củ quả khác.

Bắp niễng được chế biến, góp vị làm nhiều món ngon, song chủ yếu là cắt lát xào với thịt bò hoặc lòng gà. Đôi khi, các bà các mẹ chỉ xào với rau thơm, không phải chế biến cầu kỳ. Củ niễng còn có thể luộc chấm muối ớt hoặc để tươi sống làm nộm cùng thịt bò, gà và các loại rau, gia vị khác cũng rất ngon. Nếu ăn vui thì cứ bóc ra ăn sống để thưởng thức vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Trên mâm cơm ngày chớm đông, vị ngọt mát, giòn giòn của bắp niễng xen trong vị béo ngậy của thịt bò hay thịt gà thái chỉ, thêm xíu tiêu ớt the cay thật tròn vị làm sao. Thêm một điều khá thú vị, không chỉ là món ăn, bắp niễng tốt cho tiêu hóa và còn được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, kiết lỵ cho trẻ nhỏ.

Món bắp niễng dân dã mà thanh tao. Ai đã từng thưởng thức món bắp niễng hẳn sẽ không thể quên hương vị bình dị mà thanh tao của món ăn này. Đến mùa bắp niễng, tôi lại bâng khuâng nhớ quê nhà, nhớ mâm cơm ngày chớm đông của mẹ, nhớ niềm vui trong trẻo thời ấu thơ.

Chớm đông, thêm một mùa niễng lại về!

Trịnh Đình Nghi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm