--> -->
Dòng sự kiện:

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

27/07/2024 06:10

Chia sẻ
Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục Sân chơi bổ ích cho học sinh Hà Nội về bảo vệ môi trường 1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Năm học 2023 - 2024, cả nước có 14.545 cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học với 15.268 điểm trường. Tổng số học sinh tiểu học là 8.919.198 học sinh (giảm 313.518 học sinh so với năm học trước). Kết thúc năm học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học chiếm 98,17% đã phản ánh thực chất chất lượng giáo dục nói chung trên bình diện toàn quốc.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.

Những năm qua, các địa phương đã chú trọng rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp phù hợp hơn cho việc trẻ em đến trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giúp các cơ sở giáo dục ngày càng được hoàn thiện và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Thời điểm này, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%. Các địa phương đã không ngừng chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hướng đến đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức dạy học học tích cực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về tổ chức dạy học nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sự chủ động của các nhà trường, sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, kết quả học tập của học sinh qua đánh giá và kiểm tra định kỳ cuối học kỳ được duy trì ổn định, chất lượng giáo dục của học sinh lớp 1, 2, 3, 4 được đảm bảo.

100% các nhà trường đã tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1 bắt buộc ở lớp 3 và lớp 4, trong đó có một tỷ lệ nhỏ là các ngoại ngữ khác (chiếm khoảng 0,1%). 100% học sinh lớp 3, 4 được học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cơ bản đảm bảo về chất lượng theo yêu cầu cần đạt của Chương trình.

Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, các Sở GD&ĐT giao quyền chủ động cho các trường tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đến nay, các cơ sở giáo dục đã hoàn thành chương trình, kế hoạch dạy học đối với lớp 5 và đạt được mục tiêu đề ra.

Về thực hiện chuyển đổi số, đến nay, công tác tổ chức thực hiện thí điểm học bạ số cấp tiểu học đã và đang được toàn ngành triển khai thực hiện theo lộ trình. 63 Sở GD&ĐT đã hoàn thành việc tạo học bạ dưới dạng số và sẵn sàng kết nối về Bộ GD&ĐT.

Năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT tổ chức sơ kết 2 năm triển khai “Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở tiếng mẹ đẻ”. Theo đó, nhiều Sở GD&ĐT đã chủ động, tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn kinh phí và cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu Chương trình phổ thông 2018...

Phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế, năm học 2024 - 2025, giáo dục tiểu học sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường bảo đảm an toàn trường học; thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Đồng thời, chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.

T.P

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm