--> -->
Dòng sự kiện:

Nâng cao chất lượng tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em

09/09/2022 23:02

Chia sẻ
Ngày 9/9, tại Quảng Ninh, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và UNESCO tổ chức tọa đàm tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần cơ chế đặc biệt để bảo vệ trẻ em Tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em Phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng trò chơi bảo vệ trẻ em

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, với vai trò là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của đất nước, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội nhiều năm qua đã tổ chức rất các hội thảo, tọa đàm, thực hiện các nghiên cứu, thực hiện tư vấn chính sách, đóng góp các luận cứ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội.

Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và tăng cường chất lượng tác nghiệp về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Đây cũng là dịp để các các nhà báo, đại diện các cơ quan báo chí, các nhà khoa học, đào tạo có thể trao đổi về một mối quan tâm chung là làm thế nào để tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn, ứng phó với vấn đề này.

Nâng cao chất lượng tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em
Quang cảnh tọa đàm.

Nhằm ngăn chặn tình trạng xâm phạm kép tới đời sống riêng tư của phụ nữ và trẻ em và giảm thiểu những vụ bạo hành mà phụ nữ và trẻ em là nạn nhân, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng tác nghiệp cho nhà báo, nhà đào tạo về báo chí truyền thông là một trong những giải pháp cấp thiết.

Ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một trong những rào cản to lớn nhất trong đấu tranh về bình đẳng giới và phát triển bền vững. UNESCO ghi nhận sức mạnh không thể phủ nhận của truyền thông trong việc tác động dư luận và kêu gọi các bên liên quan thực hiện những hành động cần thiết.

Do đó, UNESCO tin tưởng rằng các phương tiện truyền thông có thể đóng góp một phần to lớn giải quyết vấn đề nan giải này. Tọa đàm cũng nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và tăng cường tác nghiệp về bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em cho các nhà báo trong lĩnh vực báo chí, cũng như các chuyên gia truyền thông tại Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, TS. Đỗ Anh Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã giới thiệu về cuốn sổ tay “Đối thoại thận trọng - Cẩm nang giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ trong và thông qua truyền thông”.

Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA) nói chuyện về vai trò của báo chí và truyền thông trong giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em; khuôn khổ quy định quốc tế và khu vực, và bối cảnh ở Việt Nam; ông Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ chia sẻ về các nguyên tắc thực hiện và kỹ năng tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em trong và thông qua truyền thông.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đã chia sẻ cách tiếp cận trong tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em thông qua các tình huống tác nghiệp và dành thời gian thảo luận cách tác nghiệp, đăng tải các thông tin liên quan đến bạo hành phụ nữ và trẻ em.

Mai Quý

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm