--> -->
Dòng sự kiện:
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Sau 8 năm thực hiện vẫn còn nhiều bất cập!

11/08/2016 10:34

Chia sẻ
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được Quốc hội thông qua vào ngày 21.11.2007 và có hiệu lực từ ngày 1.7.2008. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với  người già, phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau 8 năm thực hiện, luật vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.
sau 8 nam thuc hien van con nhieu bat cap Phòng chống báo lực gia đình: Xin đừng vô cảm
sau 8 nam thuc hien van con nhieu bat cap
GS. Lê Thị Quý.

Vì sao chúng ta đã có luật và các cơ quan chức năng cũng vào cuộc quyết liệt, nhưng BLGĐ vẫn tồn tại, thậm chí có dấu hiệu gia tăng? Câu hỏi này theo GS. Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển chính là do Luật PCBLGĐ hầu như chỉ có nhiệm vụ răn đe và giáo dục và trên thực tế, cả 2 nhiệm vụ trên hiện đều chưa tốt.

Cũng theo GS Quý, việc vận dụng và đưa luật vào cuộc sống nhiều khi còn cảm tính. Ví dụ, một người đàn ông uống rượu về sau đó đánh đập vợ, khi bị đưa ra xem xét lại nói rằng, vì say rượu nên đã không làm chủ được mình dẫn đến hành vi bạo hành. Không những thế, có thực tế đáng báo động là nhiều cán bộ thực thi pháp luật về PCBLGĐ, nhưng hiểu luật rất “lơ mơ”. Cũng vì không hiểu luật nên không thấy được tầm quan trọng của luật dẫn đến việc thực thi luật không đến nơi đến chốn.

Theo đó, cần có những cán bộ chuyên trách, chuyên về PCBLGĐ, có cơ chế rõ ràng, không thể là cán bộ kiêm nhiệm như hiện nay được. Có như vậy, việc PCBLGĐ mới hiệu quả. “Khi một bộ luật, thông tư, nghị định… ra đời, chúng ta cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến. Thế nhưng, phổ biến thì không đến nơi đến chốn. Luật phải đi vào cuộc sống, nhưng nhiều khi chỉ cán bộ được phổ biến, mà cán bộ cũng chỉ được phổ biến qua loa, trong khi người dân có biết gì đâu” - GS Quý nói.

sau 8 nam thuc hien van con nhieu bat cap
Tranh minh họa.

Nhìn dưới góc độ pháp lý, Luật sư Ngọc Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), cho rằng: BLGĐ là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gắn liền với truyền thống, văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi địa phương và nhận thức, suy nghĩ của người dân. Do đó, công tác PCBLGĐ không chỉ bao gồm việc áp dụng và thực thi pháp luật mà còn phải gắn với việc thực hiện bình đẳng giới và công tác xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc.

Theo thống kê của TAND Tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% số phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Tòa án ở một số địa phương thống kê, số vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình hằng năm chiếm trên 60%. Ngoài ra, còn có những vụ án người trong cuộc không khai thật những chuyện bạo lực mà họ phải gánh chịu trong gia đình.

Theo luật sư Ngọc Anh: Để Luật PCBLGĐ đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong cộng đồng, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ; làm tốt công tác hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ; trang bị cho nạn nhân BLGĐ kiến thức để tự bảo vệ mình như: Nghề nghiệp độc lập về tài chính, trình độ học vấn, cách ứng xử trong gia đình…; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ; thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng, chống BLGĐ, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, ngành; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện Luật PCBLGĐ và bình đẳng giới…

Được biết, ngày 17.5.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình. Các chuyên gia cho rằng, với việc ban hành Quyết định này sẽ góp phần đẩy lùi vấn nạn bạo lực gia đình đáng báo động như hiện nay.

Hà Thanh – Bình Minh

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm