--> -->
Dòng sự kiện:

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

30/08/2024 12:49

Chia sẻ
Ngày 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Lấy ý kiến hoàn thiện tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa

Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phúc Thọ cho biết, việc thực hiện các danh hiệu văn hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn huyện có 93,6% hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", tăng 0,5% so với năm 2022 và vượt 3,6% chỉ tiêu được giao. Về danh hiệu "Thôn văn hóa", 128/157 thôn đạt danh hiệu, chiếm tỷ lệ 81,5%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Đặc biệt, 100% tổ dân phố đạt danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa", vượt chỉ tiêu cả huyện và Thành phố giao. Huyện cũng đã xây dựng kế hoạch và đang triển khai thực hiện các tiêu chí để xây dựng thị trấn Phúc Thọ đạt chuẩn đô thị văn minh.

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa
Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng phát biểu tại Hội nghị.

Nhìn chung, phong trào đã tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa cơ sở, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chất lượng chưa đồng đều và nguồn lực còn hạn chế. Huyện kiến nghị cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc thực hiện Nghị định 86/2023/NĐ-CP và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác bình xét, công nhận các danh hiệu.

Thông tin tại Hội nghị, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng cho biết, thực tiễn kết quả triển khai của thành phố Hà Nội cho thấy phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rất tích cực. Nhiều gia đình đã trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Từ năm 2018 tới nay, tỷ lệ đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá" từ 85 - 88%.

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa
Người dân nêu ý kiến phát biểu tại Hội nghị.

Phong trào xây dựng danh hiệu "Thôn, tổ dân phố văn hoá" đã mang lại sức sống mới, diện mạo mới cho nhiều địa phương, làm thay đổi bộ mặt đời sống - xã hội. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua các công trình được xây dựng mới, nhiều tuyến đường được mở rộng, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị. Các phong trào văn hóa - thể thao nhờ đó cũng phát triển mạnh góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

"Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá vẫn còn bộc lộ những bất cập, khó khăn. Việc công nhận các danh hiệu văn hóa có nơi, có lúc còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa, có khuynh hướng nặng theo chỉ tiêu hoặc tỷ lệ đạt rất cao, nhưng thực tế có nhiều tiêu chí chưa đạt", ông Bùi Minh Hoàng cho hay.

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa
Toàn cảnh Hội nghị.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập nêu trên đó là tiêu chí bình xét, công nhận các danh hiệu "Gia đình văn hoá", "Thôn, tổ dân phố văn hoá" được ban hành và áp dụng chung cho cả nước, nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc thù từng địa phương cụ thể, dẫn đến việc đánh giá, bình xét chưa sát thực tế.

Chính vì vậy, việc ban hành Nghị định 86 không chỉ nhằm triển khai kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật mà còn khắc phục những khó khăn, vướng mắc thực tế hiện nay.

Căn cứ khung tiêu chuẩn tại Nghị định 86/2023/NĐ-CP, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu quyết định của UBND Thành phố ban hành tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hoá"; "Thôn, tổ dân phố văn hoá"; "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu" áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại hội nghị, đã có 14 ý kiến từ cơ sở được nêu ra. Bà Nguyễn Thị Lựu, công chức văn hóa xã hội xã Phụng Thượng, đã đưa ra đánh giá tích cực về dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa, nhấn mạnh tính đầy đủ và dễ hiểu. Bà chỉ ra những thuận lợi trong việc triển khai, như tính minh bạch và dân chủ, đồng thời cũng nêu lên những thách thức, đặc biệt là đối với các xã thuần nông.

Để triển khai hiệu quả, bà Nguyễn Thị Lựu đề xuất tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua nhiều kênh, tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa, và nâng cao nhận thức của người dân. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra và bình xét các danh hiệu văn hóa một cách nghiêm túc, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn giá trị truyền thống và góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Còn ông Trần Văn Minh, Trưởng thôn số 6, xã Vân Nam cho biết, ngày 7/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn và quy trình xét tặng các danh hiệu văn hóa. Việc xét tặng được thực hiện hàng năm, hoàn thành trước ngày 25/11. Sau khi Nghị định được ban hành, chính quyền địa phương đã triển khai tuyên truyền đến các cấp để thực hiện từ năm 2024.

Ông Trần Văn Minh cũng đánh giá cao bố cục và nội dung của dự thảo Quyết định, cho rằng, nó bài bản, hợp lý, chi tiết và rõ ràng, thuận lợi cho quá trình bình xét ở cấp thôn. Tuy nhiên, ông Minh đề xuất chưa thấy có thang điểm chuẩn bao nhiêu khi tổng điểm, điểm trừ, còn bao nhiêu điểm thì đủ điều kiện xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn, xã văn hóa tiêu biểu".

Phương Bùi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm