--> -->
Dòng sự kiện:

Nâng cao chuỗi giá trị ngành Thủ công mỹ nghệ trước Hiệp định CPTPP

17/10/2019 22:48

Chia sẻ
Trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2019 (Hanoi Gift Show 2019), chiều ngày 17/10, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tổ chức buổi Hội thảo "Phát triển bền vững ngành Thủ công mỹ nghệ với Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”.
nang cao chuoi gia tri nganh thu cong my nghe truoc hiep dinh cptpp Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 7 đạt hơn 18 tỷ USD
nang cao chuoi gia tri nganh thu cong my nghe truoc hiep dinh cptpp Hiệp định CPTPP- cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại Canada
nang cao chuoi gia tri nganh thu cong my nghe truoc hiep dinh cptpp Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Hiệp định CPTPP

Nội dung buổi Hội thảo tập trung vào các vấn đề chính như: Tổng quan và định hướng về CPTPP; CPTPP và sự tác động đối với Việt Nam; đánh giá về mức độ sẵn sàng, cơ hội và thách thức của Việt Nam; hiện trạng ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trước CPTPP; đề xuất, giải pháp nâng cao chuỗi giá trị của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong xu thế phát triển CPTPP.

nang cao chuoi gia tri nganh thu cong my nghe truoc hiep dinh cptpp
Hội thảo "Phát triển bền vững ngành Thủ công mỹ nghệ với Hiệp định CPTPP"

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, hiện cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 nghề truyền thống đã được công nhận tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước.

Hàng thủ công mỹ nghệ hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Rất nhiều nhóm sản phẩm cụ thể được đánh giá cao trên thị trường như hàng mây tre đan, các sản phẩm sơn mài, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lụa, các loại hoa giả...

Tuy nhiên hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang bị sụt giảm đơn hàng mạnh ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản... nhưng tại các nước mới nổi như Thái Lan, Philippines, Indonesia, lượng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang tăng. Đây đang là thách thức lớn đối với những nhà quản lý cũng như những doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2019 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhóm hàng mây, tre, cói và thảm đạt 29,99 triệu USD, nâng kim ngạch 9 tháng 2019 lên 293,39 triệu USD, tăng 5,11% so Vfới 9 tháng đầu năm 2018.

Trong số thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre cói của Việt Nam thì Mỹ là thị trường chủ lực, chiếm 32,8% tổng kim ngạch. Thị trường lớn đứng thứ hai là Nhật Bản, chiếm 17,3%, kế đến là Đức 7,07% tương ứng với 20,7 triệu USD.

Với mục đích để các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các cơ sở, doanh nghiệp ngành Thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về những xu thế phát triển, sự biến đổi và những tác động của Hiệp định CPTPP nói chung và nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng. Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội, các làng nghề nhìn nhận những tác động của CPTPP; từ đó đề ra các giải pháp giúp cho các làng nghề phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

PGS, TS Đào Ngọc Tiến - Đảng ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính – Đại học Ngoại thương – nhận định, CPTPP có hiệu lực thuế xuất khẩu nhiều mặt hàng sẽ về 0% hoặc có lộ trình về 0%, trong đó ngành thủ công mỹ nghệ đa phần sẽ được hưởng mức thuế xuất 0%. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đưa đến do thuế xuất khẩu giảm, thì ngành hàng này sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc đáp ứng quy tác xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ, các cam kết về lao động và môi trường.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các làng nghề nói chung và làng nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng việc sử dụng lao động trẻ em, lao động nông nhàn vẫn diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó, môi trường cũng đang là vấn đề “nóng bỏng” đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Vì thế, việc chuyển đổi sẽ khiến doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ tăng chi phí trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp có năng suất lao động cao, cải thiện điều kiện lao động, an toàn lao động… giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Cũng theo ông Đào Ngọc Tiến, đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ, không đặt cơ hội trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà kỳ vọng vào sự cải cách thể chế, mô hình tăng trưởng dể đạt được tầm cao mới. Tác động tổng thể và dài hạn của CPTPP đến thủ công mỹ nghệ là tích cực.

Tuy nhiên, có những tác động chung, dài hạn, có những tác động cụ thể ngắn hạn, việc này phụ thuộc vào từng sản phẩm. Do đó, cần có nghiên cứu cụ thể với sản phẩm và thị trường tiềm năng của chính doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ mình.

Đỗ Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm