--> -->
Dòng sự kiện:

Nên hạn chế phương tiện cá nhân theo lộ trình

17/11/2019 14:33

Chia sẻ
Đây là một trong những thông tin được thảo luận tại hội thảo lấy ý kiến xây dựng 2 Đề án “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030” và Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đã đi vào” do Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức.  
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Khí thải từ phương tiện vẫn khó kiểm soát?
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Quyết liệt nhưng phải đồng bộ
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Phương tiện cá nhân tăng quá nhanh khiến giao thông ùn tắc
nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh Phải đảm bảo giao thông cho người dân

Tại hội thảo đa số các đại biểu đều cho rằng việc tiến hành hạn chế xe máy cần thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, trước hết cần phải quyết liệt nâng cao chất lượng hệ thống vận tải công cộng.

Theo đó, một trong những giải pháp nâng cao chất lượng vận tải công cộng để khuyến khích người dân tham gia là cần bố trí hợp lý các bãi đỗ xe đạp, xe máy, tổ chức nhiều tuyến xe buýt mini phục vụ người dân đi lại trong khu vực trung tâm…

nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh
Các đại biểu tham gia góp ý xây dựng 2 Đề án là phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy và thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc... Ảnh: Đinh Luyện

GS.TS Từ Sỹ Sùa, nguyên Trưởng bộ môn Vận tải đường bộ và Thành phố (Trường Đại học Giao thông vận tải) nêu thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội ngày càng phổ biến.

“Tỉ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là 10%, như vậy để tăng tỉ lệ lên 20% cần khoảng 3.300 phương tiện. Với điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay, việc đưa thêm số lượng phương tiện công cộng vào hoạt động là hết sức khó khăn” - ông Sùa nói.

Đồng thời, GS.TS Từ Sỹ Sùa cũng cho rằng vẫn cần phải kiên định với chủ trương phát triển vận tải công cộng vì đây là giải pháp cơ bản để giải quyết ùn tắc giao thông và hạn chế phương tiện cá nhân.

Còn TS Trương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng xe máy không chỉ là phương tiện đi lại thông thường mà có liên quan đến đời sống của người dân.

Ông Tạo lấy ví dụ, người kinh doanh, cung cấp mặt hàng rau quả, thực phẩm, nông sản từ ngoại ô vào thành phố, phải dùng xe máy để đưa con đi học và nhiều hoạt động khác.

“Nếu ta không chỉ ra được cách thức, giải pháp thay thế xe máy mà cấm hoạt động xe máy thì không đúng, không tốt và không đẹp” - ông Tạo nói.

nen han che phuong tien ca nhan theo lo trinh
Xe máy được xem là phương tiện cá nhân gây ô nhiễm và ùn tắc. Ảnh: Đinh Luyện

Đồng quan điểm này, GS.TS Vũ Thị Vinh - nguyên Tổng thư ký hiệp hội đô thị Việt Nam cho biết, Hà Nội có thể coi là một siêu đô thị, trong khi đó cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố còn hạn chế.

Bởi vậy, có thể hạn chế xe máy ở một số tuyến đường, song cần làm đồng bộ với phát triển giao thông công cộng để tránh gây xáo trộn xã hội.

“Có thể nói việc Hà Nội đề xuất 2 đề án cùng lúc là những đề xuất mang tính đồng bộ trong các giải pháp để cả 2 Đề án cùng đạt hiệu quả.

Việc hạn chế xe máy là vấn đề khó và rất khó nhưng bất giải pháp nào, dù hoàn chỉnh đến đâu thì sau đó cũng đòi hỏi chính quyền và người dân cùng thống nhất, kiên trì và nhẫn nại… lộ trình hạn chế xe máy mới thành công” - GS.TS Vũ Thị Vinh nhấn mạnh.

Đinh Luyện

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm