--> -->
Dòng sự kiện:

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

19/03/2024 09:57

Chia sẻ
Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.
Cần sự vào cuộc của toàn xã hội để ngăn chặn trẻ em vị thành niên phạm tội Nghiêm khắc để ngăn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật khi tuổi đời còn rất trẻ

Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã liên tiếp xử lý nhiều vụ việc liên quan đến các đối tượng phạm tội thanh, thiếu niên. Trong khi đó, Tổ công tác Y10/141 - Công an Hà Nội cũng phát hiện xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm giao thông có độ tuổi còn rất trẻ.

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
Nhóm đối tượng liên quan đến hàng loạt vụ cướp đêm, bị lực lượng chức năng truy xét, bắt giữ.

Khoảng 20h40 ngày 15/3, Tổ công tác phát hiện hai nam thanh niên đi xe mô tô không biển số, không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành dừng xe kiểm tra. Quá trình kiểm tra, Cảnh sát phát hiện trong ba lô các đối tượng mang theo 2 dao phớ dài 55 cm, 7 vỏ chai thuỷ tinh. Bước đầu xác minh, hai đối tượng tên Q. T. T (sinh năm 2005, trú tại Thái Thuỵ, Thái Bình) và N. T. L. (sinh năm 2009, trú tại Thành Công, Ba Đình, Hà Nội), cả hai đang là học sinh phổ thông trung học.

Làm việc với Cảnh sát, hai đối tượng khai nhận mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn. Theo Chỉ huy Tổ công tác Y10/141, đối với các trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện phân khối lớn. Ngoài việc lập biên bản vi phạm, lực lượng chức năng sẽ gửi thông báo về gia đình và mời phụ huynh của các em lên cơ quan Công an để tiến hành xử phạt đối với người giao xe cho các em sử dụng.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện video clip do camera của nhà dân ghi lại. Nội dung video thể hiện khoảng 2h, ngày 14/3, hai nam thanh niên điều khiển xe máy Honda Wave không biển kiểm soát tại khu vực đường Lĩnh Nam (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) bị một nhóm thanh niên điều khiển xe máy cầm theo tuýp sắt hàn dao phóng lợn đuổi đánh, đe dọa cướp chiếc xe máy trên. Vụ việc đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đa số mọi người đều bất bình trước hành động táo tợn của nhóm người này.

Trước tính chất côn đồ và manh động của các đối tượng, các đơn vị chức năng Công an Hà Nội đã khẩn trương truy xét, bắt giữ các đối tượng gây án. Đến ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự đã phối hợp với các đơn vị bắt giữ 6 đối tượng gồm: Đ.L.G.V (sinh năm 2009), P.C.Đ (sinh năm 2009), C.N.H.T.S (sinh năm 2009), L.T.T (sinh năm 2009), Đ.T.K (sinh năm 2008), T.G.B (sinh năm 2008), cùng trú tại Hà Nội.

Quá trình đấu tranh, đến thời điểm này, cơ quan chức năng bước đầu xác định các đối tượng đã gây ra 4 vụ chặn, đánh, cướp tài sản; gồm 2 vụ tại địa bàn quận Đống Đa (các ngày 2 và 5/3); 1 vụ rạng sáng 15/3 tại quận Hà Đông (chưa lấy được tài sản), và vụ cướp tại phường Vĩnh Hưng, ngày 14/3. Đáng chú ý, cả 6 đối tượng có chung đặc điểm là “nghiện” game.

Những vụ việc nêu trên chỉ là số ít trong rất nhiều các vụ án có thủ phạm là thanh, thiếu niên, thực trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tội phạm đang ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây, số đối tượng vị thành niên chỉ phạm tội ít nghiêm trọng và mang tính bộc phát, nhất thời thì hiện nay đã thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng với tính chất manh động, chuyên nghiệp.

Con trẻ phạm tội: Lỗi tại ai?

Xu hướng trẻ hóa tội phạm không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của bản thân đối tượng phạm tội và gia đình họ, mà còn để lại những hệ lụy lớn đối với đời sống xã hội, đe dọa tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Cục Truyền thông Công an nhân dân, Bộ Công an nhận định, hiện nay giới trẻ đang bị “bủa vây” từ các yếu tố bất lợi trong môi trường sống, đặc biệt là tác động tiêu cực từ trò chơi game bạo lực, ấn phẩm bạo lực phản văn hóa đầy rẫy trên không gian mạng cùng phim ảnh nước ngoài.

“Ngoài ra, do áp lực cuộc sống, bươn chải mưu sinh, nên nhiều gia đình bố mẹ không có thời gian để quan tâm đến con cái, đời sống xã hội với nhiều cám dỗ, cuốn các thành viên chạy theo danh lợi phù phiếm, làm mọi việc vì tiền, khiến sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo... Điều này tác động sâu sắc đến định hướng giá trị, thẩm mỹ, phong cách ứng xử”, Thượng tá Đào Trung Hiếu phân tích.

Thực tế cho thấy, rất nhiều thanh, thiếu niên không ý thức được việc làm sai trái của mình có thể bị pháp luật xử lý. Nhiều em bị dụ dỗ phạm tội hay gián tiếp phạm tội mà không biết mình đã vi phạm pháp luật. Số trẻ em vi phạm pháp luật thường sống trong môi trường thiếu lành mạnh, bố mẹ không quan tâm, có những trẻ có hoàn cảnh đáng thương (như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù; bố hoặc mẹ đã chết, các em phải sống với ông, bà, người thân hoặc sống lang thang... bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm; thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập, vui chơi; thiếu quản lý, giáo dục), từ đó nhiều thanh thiếu niên phát triển theo chiều hướng lệch lạc và tạo nên hành vi nổi loạn, bất cần, hay bị lôi kéo bởi các đối tượng xấu…

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Hoàng - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: “Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành đã có quy định rất cụ thể về việc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự; còn người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội phạm”.

Hiện nay, do thông tin trên internet phủ sóng, trẻ em tiếp xúc sớm và thường xuyên với những thông tin văn hóa phẩm độc hại, cho nên để ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm, các ngành chức năng cần tích cực triển khai các giải pháp làm lành mạnh hóa đời sống văn hóa, đấu tranh mạnh mẽ với những yếu tố tiêu cực xã hội trên không gian mạng, trò chơi, phim ảnh bạo lực, đồi trụy, xây dựng những cộng đồng dân cư an toàn, văn minh, phòng chống tội phạm ngay từ cơ sở.

Trung tá Nguyễn Duy Hưng - Trưởng Công an phường Đội Cấn, quận Ba Đình cho rằng: “Để phòng ngừa tình trạng gia tăng trẻ vị thành niên phạm tội, cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân. Các bậc cha mẹ phải gần gũi, quan tâm chăm sóc, chia sẻ những tâm tư tình cảm của các em, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ và hành vi lệch lạc của con trẻ. Một môi trường tốt, thân thiện được hình thành trong gia đình sẽ giúp hạn chế được việc hình thành những hành vi xấu và nhận thức xấu…”.

Minh Phương

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm