--> -->
Dòng sự kiện:

Ngành Nông nghiệp Thủ đô: Chủ động, linh hoạt trước khó khăn, thách thức

11/01/2021 10:00

Chia sẻ
Năm 2020, ngành Nông nghiệp Thủ đô triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố cùng với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, sở ngành liên quan và người dân, ngành Nông nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng 4,2% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.
“Gác” bằng kĩ sư điện tử viễn thông về quê làm nông Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp Tạo môi trường, động lực phát triển vì nền nông nghiệp hiện đại

Kỳ 1: Biến nguy thành cơ, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế

Quý I/2020, tăng trưởng nông nghiệp Thủ đô giảm 1,17% so với cùng kỳ do phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh cúm gia cầm H5N6 tiềm ẩn nguy cơ lây lan, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành. Trước tình hình đó, đầu tháng 4/2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành Nông nghiệp.

Từ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành phố…

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của ngành Nông nghiệp, trong đó, tái cơ cấu nông nghiệp diễn ra còn chậm, phát triển kinh tế nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng GRDP còn hạn chế; sản xuất nông nghiệp chỉ đáp ứng được 58% nhu cầu thịt các loại, 70% nhu cầu cá, 90% trứng gia cầm, 65% rau củ tươi.

Đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân vùng xa trung tâm, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu ổn định, kinh tế còn khó khăn. Việc đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là nông dân ở những nơi bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng nhiều đất nông nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Bài cuối: Tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững
Năm 2020, ngành Nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành (Ảnh: Mai Quý)

Theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Hà Nội sau điều chỉnh địa giới hành chính có diện tích đất nông nghiệp lớn, phát triển nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa. Vì vậy, nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng, là trụ đỡ cho nền kinh tế và sự ổn định xã hội, nhất là trong bối cảnh khó khăn, khủng hoảng do dịch bệnh kéo dài.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan cần tiếp tục quán triệt, thực hiện quyết liệt hơn, phản ứng kịp thời hơn, nhạy bén hơn nữa, bám sát những chủ trương của Đảng, của Thành ủy về nông nghiệp, nông thôn; có giải pháp ứng phó hiệu quả với những khó khăn phát sinh.

Ngành Nông nghiệp Thủ đô, các huyện, thị xã phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tái đàn lợn lên mức 1,8 triệu con như trước khi có dịch để đáp ứng nguồn cung, góp phần giảm chỉ số giá tiêu dùng; tăng cường sản xuất thêm rau, củ, quả; tận dụng đất đai các khu công nghiệp và đất dự án hoặc đất công nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, bỏ hoang để có kế hoạch sử dụng triệt để, nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của thành phố.

“Ngành Nông nghiệp cần và có khả năng tăng trưởng khoảng 4,04% so với năm trước mới giữ được đà tăng trưởng chung toàn Thành phố” - Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, để khắc phục những khó khăn, thách thức, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố, Thành phố đã chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan: Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, các giải pháp tăng đàn lợn; tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp, trang trại, gia trại đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện tốt công tác kiểm tra, phát hiện sớm trong phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Cạnh đó, xây dựng các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh; thành lập các đoàn công tác của Thành phố và các sở ngành làm việc với các địa phương, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành trong năm 2020.

… đến sự bứt tốc của ngành Nông nghiệp

Với quyết tâm chính trị cao cùng với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, sở ngành liên quan và người dân Thủ đô, tăng trưởng ngành Nông nghiệp năm 2020 đạt 4,2% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ một số ngành kinh tế; tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn Thành phố đạt 38.093 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2019, giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đạt 280 triệu đồng/ha.

Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho nông dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 55 triệu đồng, tăng 3,5 triệu đồng so với năm 2019. Năm 2020, Thành phố có thêm 7 huyện và 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới là 370/382 xã; Thành phố đã đánh giá, phân hạng được trên 1.000 sản phẩm OCOP.

chu trong trien khai nhieu giai phap de phat trien nong nghiep ben vung
Hiện trên địa bàn Thành phố đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thành phố tiếp tục thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, ngành nông nghiệp đã chuyển đổi theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn.

Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt, Thành phố duy trì trên 200 vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, với diện tích gieo trồng khoảng 80.000ha; 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, 47 vùng sản xuất hoa cây cảnh, với diện tích 1.800ha; đối với cây ăn quả với diện tích 19.298ha tập trung sản xuất các cây ăn đặc sản, có giá trị kinh tế cao: cam Canh, bưởi Diễn, chuối tiêu hồng, nhãn chín muộn;...

Thành phố phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư; đồng thời thực hiện chuyển đổi các vùng đất trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, thâm canh.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện trên địa bàn Thành phố có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố cũng đã xây dựng và duy trì 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia.

Bước sang năm 2021, ngành Nông nghiệp Thủ đô đứng trước những thách thức, khó khăn như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng, chống, diễn biến của dịch Covid-19 tác động khó lượng đối với nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, ngành Nông nghiệp Thủ đô phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đạt từ 3% trở lên; thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 58 triệu đồng/người. Qua đó, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp.

(Còn nữa)

Mai Quý

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm