--> -->
Dòng sự kiện:

Ngày Tết tham gia giao thông ra sao để không bị xử phạt?

13/02/2024 13:42

Chia sẻ
Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng tham giao thông khi đã uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn diễn ra…
Xuyên Tết kiểm tra nồng độ cồn trên các tuyến cao tốc Chạy thử nghiệm xuyên Tết đoàn tàu metro số 1 Hoạt động vận tải liên tỉnh hồi phục ra sao? Số "ma men" bị xử lý tăng nhanh sau mỗi ngày nghỉ Tết

An toàn giao thông luôn là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên, trên phạm vi cả nước, mỗi ngày vẫn xảy ra hàng trăm vụ tai nạn, làm chết và bị thương nhiều người. Hậu quả để lại là nỗi đau cho người thân, thêm gánh nặng cho xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân, song lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông là ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế.

Theo ghi nhận, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, trên các trục đường giao thông của Hà Nội vẫn dễ dàng ghi nhận được không ít vi phạm. Trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng tham giao thông khi đã uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn diễn ra…

Ngày Tết tham gia giao thông ra sao để không bị xử phạt?
Ngày Tết, tham gia giao thông "quên" mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt nặng.

Việc tham gia giao thông thiếu an toàn nói trên, vô tình đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh, nghiêm trọng hơn cả là những hệ lụy mất người, mất của. Thông tin từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, tính riêng ngày mùng 3 Tết (12/2), toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 67 người. Ngoài ra, Cảnh sát giao thông các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 11.468 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

Trong số các trường hợp vi phạm, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, có 5.589 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 2.691 trường hợp vi phạm tốc độ, 11 trường hợp dương tính với ma túy.

Được biết, Theo Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt đối với vi phạm nồng độ cồn ở mức lớn hơn 80 mg/100ml máu hoặc lớn hơn 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển xe máy. Ở mức này, với người điều khiển ô tô sẽ phải chịu phạt 30 - 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Ngoài ra, một trong những vi phạm cũng khá phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán là việc không có giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông; người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, người đi xe máy bị phạt từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng.

Nếu tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng, người điều khiển xe máy bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Người điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng, người điều khiển xe máy bị phạt từ 800 nghìn - 1 triệu đồng. Việc lái xe ô tô sử dụng điện thoại cũng sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, điều khiểu xe máy bị phạt từ 800 nghìn - 1 triệu đồng…

Tại Hà Nội, thời gian qua, Thành phố đã có nhiều giải pháp nâng cao văn hóa giao thông, kéo giảm tai nạn. Cụ thể, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen "Đã uống rượu bia - không lái xe".

Hà Nội cũng thể hiện rõ quan điểm khi hướng tới việc xây dựng hình ảnh đẹp, mẫu mực của người cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô khi thực hiện tốt các quy định pháp luật, các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật; chấp hành nghiêm việc không lái xe khi đã uống rượu, bia.

Khi cán bộ, công chức vi phạm sẽ bị xử nghiêm để làm gương và thông báo về cơ quan, đơn vị công tác để thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo đúng quy định. Từ đó, góp phần thúc đẩy được tinh thần tự giác, tinh thần nêu gương.

Ngày Tết tham gia giao thông ra sao để không bị xử phạt?
Ngày Tết, nếu uống rượu nhưng vẫn tham gia giao thông rất có thể sẽ phải chịu mức phạt 30 - 40 triệu đồng.

Theo Nhà văn Nguyễn Văn Học - người giành giải Nhì cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức, nguyên nhân dẫn đến tai nạn và các vấn đề về giao thông, chủ yếu liên quan đến 3 yếu tố cơ bản, gồm cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và yếu tố con người. Trong đó, yếu tố con người là cốt lõi.

Nhà văn Nguyễn Văn Học cũng nhấn mạnh, văn hóa khi tham gia giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác các quy định pháp luật về giao thông, trong đó có Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động, như vượt đèn đỏ, dừng, đỗ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi liên tục, bật đèn pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Đinh Luyện

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm