--> -->
Dòng sự kiện:

Người dân cần nâng cao nhận thức trong việc đảm bảo an toàn điện

03/07/2024 06:49

Chia sẻ
Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, có trên 70% các vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Đảm bảo an toàn điện trong sinh hoạt, sản xuất và tổ chức tri ân, tặng quà EVN Hà Nội khuyến nghị đảm bảo an toàn hành lang lưới điện dịp Tết Nguyên đán EVN Hà Nội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn điện tới khách hàng

Điều này cho thấy, người dân vẫn chưa có nhận thức đủ tốt trong việc đảm bảo an toàn điện cũng như phòng cháy, chữa cháy khi có hỏa hoạn diễn ra trong nhà hoặc cơ sở kinh doanh, sản xuất.

Người dân cần nâng cao nhận thức trong việc đảm bảo an toàn điện
Việc trang bị các vật dụng chữa cháy tại các hộ gia đình là điều cần thiết. Ảnh Minh Thu

Phần lớn nguyên nhân xảy ra cháy nổ chính là do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện, do sơ xuất, bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt… Trong đó rất nhiều nhà ở kết hợp kinh doanh, chung cư mini không có sự bảo trì, cải tạo, hệ thống điện đã xuống cấp. Có tình trạng treo mắc hàng hóa, vật dụng lên đường dây điện, để các vật dễ cháy như bình chứa khí gas, xăng, dầu, giấy, vải... gần đường dây điện và các thiết bị sinh nhiệt. Nguy hiểm hơn, hàng hóa còn để cạnh bếp nấu ăn... Đây chính là những hành động tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Để làm rõ thêm về vấn đề này, đại diện Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây chập cháy điện như: Quá tải hệ thống điện khi sử dụng dây dẫn có tiết diện không phù hợp; Không lắp đặt thiết bị bảo vệ; Mối nối, điểm tiếp xúc kém dẫn đến sự cố chạm chập gây cháy, nổ… Trên thực tế, không phải lúc nào người dân cũng nhớ tắt nguồn thiết bị điện để đảm bảo an toàn điện, cũng như an toàn phòng, chống cháy nổ.

Người dân cần nâng cao nhận thức trong việc đảm bảo an toàn điện
EVNHANOI khuyến cáo một số cách phòng, chống cháy nổ khi sử dụng điện (nguồn EVNHANOI)

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thiết bị điện, chúng ta cần phải lưu ý đến quy trình an toàn điện. Thường xuyên kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện như: Cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm và các thiết bị sử dụng điện trong nhà. Đặc biệt, phải ngắt hẳn nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng để đề phòng cháy, nổ, chập điện.

Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, mỗi người dân cần có kiến thức cho các tình huống thoát nạn khi sự cố xảy ra; trang bị thêm các bình cứu hỏa, các dụng cụ trữ nước như xô thùng, vòi mềm dẫn nước để vừa phục vụ sinh hoạt hằng ngày vừa phục vụ chữa cháy khi cần thiết; luyện tập kỹ năng thoát nạn khi có hỏa hoạn. Các khu tập thể, chung cư mini… cần tăng cường trang bị hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn cho người dân.

“Khi phát hiện sự cố về điện gây ra cháy nổ, cần thông báo ngay cho cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy theo số 114 hoặc Tổng đài EVNHANOI 19001288 (phục vụ 24/7) để kịp thời khắc phục, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về người và tài sản”, đại diện EVNHANOI lưu ý.

Minh Thu - Tuấn Minh

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
Xem thêm