--> -->
Dòng sự kiện:

Người dân có thể bị từ chối thu gom nếu không phân loại rác thải

02/12/2020 16:59

Chia sẻ
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người dân có thể bị phạt và từ chối thu gom nếu không tự phân loại rác tại nguồn.
Lợi ích kép nhờ việc phân loại rác thải tại nguồn Chung tay vì môi trường trong lành Hà Nội: Sẵn sàng công tác phối hợp xử lý rác thải tồn đọng, bảo đảm vệ sinh môi trường

Theo các chuyên gia môi trường, để giải được bài toán rác thải thì xử lý rác thải phải bắt đầu từ quan niệm coi chất thải không phải là thứ bỏ đi mà chất thải chính là đầu vào của sản xuất, được quay vòng lại nhiều lần và kéo dài tuổi thọ, như vậy sẽ giảm lượng phát thải ra môi trường và hướng đến giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là định hướng theo kinh tế tuần hoàn.

Người dân có thể bị từ chối thu gom nếu không phân loại rác thải
Tới đây người dân phải trả tiền theo lượng rác xả ra môi trường. (Ảnh: Nguyễn Hoa)

Mới đây, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã đưa ra những thay đổi mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được tính phí xử lý rác thải dựa trên khối lượng. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi hiện nay, việc thu phí đồng đều giữa các cá nhân hay hộ gia đình đang tạo ra nhiều bất cập.

Thứ nhất, đó là tính cào bằng, không phù hợp với thực tiễn là ai thải nhiều, ai thải ít, thậm chí người không thải cũng như nhau. Chính điều này khiến bản thân người xả rác không có ý thức, không thay đổi được hành vi. Thứ hai, thu như vậy không đủ kinh phí để đáp ứng cho việc xử lý, không đúng theo nguyên tắc thị trường.

Trong Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, việc tính phí rác thải dựa trên khối lượng, ai xả nhiều rác phải trả nhiều tiền, ai xả ít nộp ít, đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật; trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi.

Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết hiện nay người dân phải trả tiền xả rác, ở Hà Nội chỉ phải trả 6.000 đồng/người/tháng tiền thu gom rác, số tiền đó là quá ít. Do đó nên có phương án trả tiền theo lượng rác thải ra, cách này để người dân có trách nhiệm với rác thải của mình, phải trả tiền cho việc thu gom, xử lý rác.

“Cách làm này đem lại nhiều điểm lợi như giúp giảm thiểu rác và thúc đẩy phân loại rác, các đơn vị xử lý có kinh phí để đầu tư cho công nghệ xử lý tốt nhất. Tuy nhiên làm thế nào để ước lượng rác thải, lộ trình rút dần bao cấp nhà nước, cách tính giá... còn tùy thuộc từng địa phương.

Chính quyền các nơi sẽ tùy theo từng địa phương để đưa ra những phương pháp, mức giá phù hợp, đồng thời cần có lộ trình tuyên truyền để người dân hiểu rõ, tuân thủ theo, mặt khác khi đã thu phí thì tiền được sử dụng như thế nào, cần phải công khai minh bạch”, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cho hay.

N.Hoa

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm