--> -->
Dòng sự kiện:

Người dân làng nghề giày da Phú Yên kêu cứu vì rác thải không được xử lý

05/06/2020 14:56

Chia sẻ
Nhiều năm nay, việc sản xuất giày da truyền thống đã đưa lại thu nhập ổn định cho người dân xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Cùng với việc duy trì phát triển nghề truyền thống, nhiều hộ sản xuất tại đây đang kêu cứu vì rác thải làng nghề đang bị tồn đọng, chưa được thu gom, xử lý.
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly Đến hết năm 2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng từ nhựa
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly Cần có phương án xử lý rác thải cồng kềnh
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly Hiệu quả mô hình phân loại rác thải nhựa tại nguồn
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly
Xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội nổi tiếng với nghề làm giày da truyền thống.

Là một xã nằm phía Tây Nam của huyện Phú Xuyên, xã Phú Yên nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống. Trong đó không thể không kể đến 2 làng nghề giày da nổi tiếng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ. Đây là 2 làng nghề có truyền thống hàng trăm năm và là nơi làm giày nổi tiếng nhất Hà Nội. Sản phẩm giày da Phú Yên hiện tại khá đa dạng về mẫu mã, chất lượng cũng ngày càng được khẳng định, được thị trường ưa chuộng.

Tuy nhiên, đi liền với phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, các hộ sản xuất làng nghề giày da xã Phú Yên đang rơi vào tình trạng hoang mang vì phải sống chung với rác thải từ chính hoạt động sản xuất. Theo quan sát, tại trước cửa các cơ sở sản xuất, do không được thu gom nên các bao tải rác thải chất thành hàng đống lớn, bên trong các bao tải chủ yếu là chất thải rắn như vải vụn, da vụn (gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo).

Chia sẻ với phóng viên, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh giày da Điệp Luyên, thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên cho biết, trước đây, rác thải làng nghề được thu gom xử lý mỗi tuần một lần, thế nhưng gần đây công ty môi trường không thu gom khiến cho các cơ sở sản xuất hoang mang. Tại một số cơ sở sản xuất lớn, lượng rác thải hàng ngày thải ra nhiều không có chỗ chứa nên nhiều cơ sở phải đổ trộm ra đường hoặc những nơi đất trống để lấy không gian sản xuất.

Cùng chung ý kiến với chị Luyên, anh Trần Hữu Phương, chủ cơ sở sản xuất đồ da Lạc Hồng cũng bày tỏ lo lắng. "Hiện nay vấn đề rác thải làng nghề đang rất khó xử lý, nếu không xử lý kịp thời có thể gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Trước đây, đã có công ty ở Hà Nam nhận xử lý rác thải cho làng nghề nhưng tới nay vẫn chưa thấy có hồi âm. Việc rác thải tồn đọng không chỉ có ở 1 vài cơ sở mà hầu hết cơ sở sản xuất nào cũng đang gặp phải".

Trước tình trạng trên, thiết nghĩ các ban ngành, chính quyền địa phương huyện Phú Xuyên cần mau chóng vào cuộc, mau chóng có các biện pháp xử lý rác thải làng nghề cùng với người dân. Bên cạnh đó, để phát triển làng nghề theo định hướng lâu dài, chính quyền địa phương nên vận động các hộ dân tập trung sản xuất tại các khu vực xa khu dân cư, tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc xử lý chất thải không đúng cách của các hộ sản xuất.

Một số hình ảnh ghi nhận tại xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên chiều 3/6:

nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly
Không khó để bắt gặp những bao tải rác thải được chất đống ngay trước cửa cơ sở sản xuất tại xã Phú Yên.
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly
Bên trong các bao tải là chất thải rắn khó phân hủy như vải vụn, da vụn.
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly
Các bao tải rác thải nằm chềnh ềnh trước cửa các xưởng sản xuất gây mất mỹ quan.
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly
Dù nhiều lần kiến nghị với chính quyền nhưng tình trạng trên vẫn chưa được xử lí.
nguoi dan lang nghe giay da phu yen keu cuu vi rac thai khong duoc xu ly
Bất cứ nơi đâu có chỗ trống là nơi đó có sự xuất hiện của rác thải làng nghề.
L. Hằng- B. Thoa

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm