--> -->
Dòng sự kiện:

Người dân phố cổ tiếp tục được kinh doanh tại khu nhà mới

06/02/2015 09:54

Chia sẻ
Ngày 5/2, đã diễn ra buổi tọa đàm triển khai đề án giãn dân phố cổ với sự tham gia của lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cùng đại diện các sở, ngành và đơn vị chức năng của TP Hà Nội. Những thắc mắc về công việc giải quyết mưu sinh cho người dân đã được công khai giải đáp, theo đó người dân phố cổ di dời sang khu đô thị Việt Hưng sẽ được bố trí nhà ở phần lớn ở tầng 1 để thuận lợi cho việc kinh doanh.

Dân lo ngại chất lượng khu nhà tái định cư

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Bích ( phường Hàng Buồm) cho biết gia đình mình gồm 4 người đang sống trong một diện tích 15m2, chủ yếu thu nhập từ công việc kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo, nước giải khát...trên tuyến phố Hàng Buồm. Bà Bích cho biết hầu với địa thế thông thương thuận lợi tới các tuyến phố, đặc biệt gần khu chợ Đồng Xuân nên nhu cầu trao đổi hàng hóa khá lớn. Vì thế vấn đề lo ngại khi chuyển về khu nhà tái định cư thì hoạt động kinh doanh sẽ kém sầm uất hơn khu nhà cũ.

Cùng chung quan điểm với bà Bích, gia đình bác Quốc Khánh ở phố Lò Rèn cho biết gia đình mình sống gần đình Lò Rèn đã 3 đời nay. Bản thân bác Khánh trước đây là thanh niên xung phong, sức khỏe yếu lại phải nuôi bố mẹ già nhờ thu nhập từ việc kinh doanh tận dụng mặt tiền của ngôi nhà đang ở. Nguyện vọng của bác Khánh tha thiết mong các cấp các ngành quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục kinh doanh tại nơi ở mới.

58379

58378

58377

Bên cạnh đó, không ít người dân tỏ ra lo ngại bởi song song với việc di dời về khu tái định cư Việt Hưng kéo theo hàng loạt những chi phí cho những sinh hoạt hàng ngày như: phụ trội tiền xăng xe đi lại, chi phí chuyển trường cho con...

Toàn cảnh buổi tọa đàm trực tuyến ngày 5/2 về việc triển khai "Đề án giãn dân phố cổ" do báo Hà Nội mới phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm và các sở, ngành, đơn vị chức năng

40% các hộ dân được tiếp tục buôn bán                                                                                                

Phát biểu tại buổi tọa đàm trực tuyến “Triển khai Đề án giãn dân phố cổ” ngày 5/2, ông Lâm Quốc Hùng – Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Hoàn Kiếm cho biết cụ thể toàn bộ không gian trong các tòa nhà ở khu đô thị sẽ dành cho kinh doanh. Theo dự kiến 39% các hộ sẽ được bố trí ở tầng 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán. Trên thực tế sẽ khoảng hơn 40%. “Sẽ có nhiều ki ốt, cửa hàng có hai mặt để tạo điều kiện kinh doanh và có chợ dân sinh cho dân phố cổ”, ông Hùng nói.

Cũng theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, đối tượng được ưu tiên kinh doanh đầu tiên là người dân hiện đang kinh doanh ở phố cổ. Thứ hai là các đối tượng kinh doanh ở trong ngõ hoặc có lớp nhà phía trong đang kinh doanh. Đối tượng thứ 3 là những hộ dân cần đảm bảo an ninh xã hội, đặc biệt là các hộ nghèo. Và một bộ phận người dân có nhu cầu chính đáng được các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Các lợi ích kinh tế sẽ thỏa đáng cho người dân và sẽ có hỗ trợ cho người dân trong phố cổ.

Bên cạnh đó theo ông Phạm Tuấn Long – trưởng ban quản lý di tích phố cổ cho biết theo Quyết định số 6866/QĐ – UBND ngày 22/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội, dự án cơ sở hạ tầng xã hội của khu đô thị mới Việt Hưng có khu nhà trẻ 03 tầng với diện tích 2.012m2 đảm bảo sinh hoạt học tập cho 400 cháu phục vụ cho đối tượng là con em người dân khu phố cổ sang định cư sinh sống tại khu nhà ở giãn dân.

Tuệ Liên

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.

Vụ án Tập đoàn Thuận An: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 30 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) và các đơn vị liên quan... Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Xem thêm