--> -->
Dòng sự kiện:

Người dân thế giới mừng năm mới như thế nào?

31/12/2024 22:16

Chia sẻ
Ngày đầu tiên của một năm mới luôn là ngày đặc biệt, dù ở đâu đi chăng nữa. Nhưng mỗi nước khác nhau, sẽ có những phong tục đón năm mới khác nhau. Điều này tạo nên sự thú vị và phong phú cho văn hóa của nhân loại trong việc đón chào ngày đầu tiên của một năm.
VTV Countdown 2025: Đại nhạc hội chào năm mới tại 5 điểm cầu trên cả nước Những lời chúc Tết Dương lịch 2025 hay và ý nghĩa dành cho khách hàng, đồng nghiệp, người thân Chào năm mới 2025 và VTV Awards 2024: Đêm vinh danh những bứt phá
Người dân thế giới mừng năm mới như thế nào?
Mỗi nơi trên thế giới có một cách riêng để đón chào năm mới.

Đan Mạch: Bát đĩa vỡ là điềm lành

Không giống như văn hóa các nước Á Đông cho rằng bát đĩa vỡ ngày đầu năm là điềm xui rủi, tại Đan Mạch, bát đĩa vỡ tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Những chiếc đĩa cũ sẽ được người Đan Mạch ném vào nhà người thân, bạn bè của họ trong đêm giao thừa. Sáng ngày đầu tiên của năm mới, nhà nào càng nhiều bát đĩa vỡ trước cửa thì năm sau sẽ càng nhiều may mắn và chứng tỏ họ có nhiều bạn tốt.

Chile: Mừng năm mới ở nghĩa trang

Người Chile có tục cả gia đình ra nghĩa trang đón năm mới cùng tổ tiên. Truyền thống này không phải để cầu may, mà là để tưởng nhớ những người đã khuất.

Truyền thống này bắt nguồn từ một gia đình ở thị trấn Talca nhỏ bé đã băng qua hàng rào nghĩa trang để mừng năm mới với người cha đã khuất. Từ đó, truyền thống này trở thành nét văn hóa độc đáo của người Chile. Hằng năm, vào 23h ngày 31/12, các nghĩa trang sẽ được mở cửa chào đón người dân. Họ sẽ mang theo đèn, nến để thắp sáng nghĩa trang và mang máy phát nhạc cổ điển để mong phần mộ người thân không lạnh lẽo đêm giao thừa.

Vương Quốc Anh: Xông đất đầu năm

Người Anh cũng có phong tục xông đất năm mới. Họ tin rằng đêm giao thừa, vị khách nam đầu tiên đến thăm nhà sẽ đem lại may mắn cho gia đình. Khi tới thăm nhà, người khách nam này sẽ mang đến một món quà như tiền, bánh mì hoặc than đá, nhằm chúc gia chủ sẽ đủ đầy những món này trong suốt cả năm.

Tuy vậy, người Anh cũng kiêng kỵ phụ nữ tóc vàng hoặc tóc đỏ xông đất, bởi quan niệm những người như vậy sẽ mang đến xui xẻo. Ở London, người dân sẽ tập trung quanh quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus để chờ tiếng chuông đồng hồ Big Ben ngân vang lên trong thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ.

Nước Đức: Đổ chì để đoán tương lai

Người Đức có truyền thống đun chảy kim loại chì và đổ vào nước lạnh để đoán tương lai. Hình dạng của mảnh chì sau khi đông cứng được dùng để tiên đoán vận mệnh trong năm mới. Ví dụ, mảnh chì hình trái tim tượng trưng cho tin vui về hôn nhân, mảnh chì hình con tàu ám chỉ những chuyến đi xa, còn hình giống như con heo là biểu trưng cho sự sung túc.

Một số người Đức cũng có thói quen ngồi trên ghế trước giao thừa và nhảy từ trên ghế xuống đất ngay khi vừa bước sang năm mới, như một cách “nhảy vào năm mới”. Đồng thời, họ sẽ ném một vật nặng ra sau để loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ.

Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa

Phong tục ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa, được gọi là "Las doce uvas de la suerte" (12 quả nho may mắn), bắt nguồn từ Tây Ban Nha và đã lan rộng đến nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh. Mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm; việc ăn hết 12 quả trong vòng một phút được cho là mang lại may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Người dân thế giới mừng năm mới như thế nào?
Ăn 12 quả nho đêm giao thừa được cho là mang lại may mắn suốt 12 tháng tại Tây Ban Nha.

Nguồn gốc của phong tục này được cho là xuất phát từ năm 1909, khi các nhà vườn ở Alicante, Tây Ban Nha, có một vụ mùa nho bội thu và quyết định tạo ra một phong tục mới để chúc mừng năm mới. Họ đã sáng tạo ra việc ăn một quả nho vào mỗi hồi chuông điểm lúc 12 giờ đêm, mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm. Phong tục này đã trở nên phổ biến không chỉ ở Tây Ban Nha, mà còn ở nhiều quốc gia khác. Gần đây, tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu thực hiện nghi thức này với hy vọng mang lại may mắn trong năm mới.

Nhật Bản: Rung 108 hồi chuông, ăn mỳ Soba

Năm mới ở nước Nhật được gọi là Oshogatsu, thường có những lễ hội tưng bừng để chào đón năm mới. Người nhật dùng lá thông, tre và dây thừng rơm để trang trí nhà cửa của mình vào năm mới với niềm tin những thứ này sẽ mang lại cho họ sức khỏe, tuổi thọ và xua đuổi quỷ dữ.

Trẻ em Nhật Bản sẽ được nhận otoshidamas - tiền mừng tuổi trong ngày đầu tiên của năm mới. Vào đêm ngày 31/12, những quả chuông sẽ rung lên 108 lần để xua đi những điều không may mắn.

Ngoài ra, người Nhật sẽ ăn một bát mỳ Soba nóng để bắt đầu năm mới. Truyền thống này gắn liền với câu chuyện về một ngôi chùa Phật giáo đã phát mỳ cho người nghèo có từ thời Kamakura (khoảng thế kỷ thứ 12-14). Sợi mỳ Soba dài và dẻo dai tượng trưng cho cuộc sống lâu dài, trường thọ. Cắn đứt sợi mỳ trượng trưng cho việc cắt đứt những xui xẻo và khó khăn của năm cũ, mở ra một khởi đầu mới tốt đẹp.

Philippines: Mặc đồ chấm bi

Phong tục mặc đồ chấm bi vào dịp năm mới của người Philippines là một truyền thống phổ biến, được xem như một cách thu hút sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới. Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin rằng, hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn và sự giàu có. Vì vậy, người Philippines mặc trang phục có họa tiết chấm bi (hoặc trang phục có nhiều hình tròn) để cầu mong tài lộc và sự thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.

Ngoài việc mặc đồ có chấm bi, người Philippines còn thường ăn các loại trái cây có hình tròn, chẳng hạn như cam, quýt, nho, với mong muốn mang lại sự giàu có và may mắn.

Ấn Độ: Đón năm mới ở các đền thờ

Dù người dân Ấn Độ không đón năm mới theo Dương lịch, nhưng ngày đầu tiên của năm mới vẫn được coi là thời khắc quan trọng trong 365 ngày. Người Ấn ghi nhớ sự kiện này bằng việc tới các đền, chùa, nhà thờ hành lễ, cầu chúc cho mọi sự bình an, sinh sôi nảy nở, nhà nhà đều hạnh phúc, thành đạt.

Nga: Trao quà đêm giao thừa

Grandfather Frost (Ded Moroz) và Snegurochka (Cô gái tuyết) là hình ảnh truyền thống trong dịp Tết của người Nga. Grandfather Frost là một ông già tuyết mang quà tặng cho trẻ em vào đêm giao thừa. Ông thường mặc một bộ áo dài màu xanh hoặc đỏ, và Snegurochka – cô gái tuyết và là cháu gái của ông, luôn đi cùng để giúp ông phân phát quà. Trẻ em sẽ đọc thơ hoặc hát những bài hát mừng năm mới cho ông già tuyết khi ông đến trao quà.

Người dân thế giới mừng năm mới như thế nào?
Ông già tuyết và cô gái tuyết sẽ đi phát quà vào đêm giao thừa theo phong tục người Nga. (Ảnh minh họa)

Một phong tục đặc trưng là người Nga sẽ viết một điều ước vào tờ giấy, rồi đốt tờ giấy đó và cho vào ly rượu. Sau khi uống xong ly rượu, họ sẽ hy vọng điều ước sẽ thành hiện thực trong năm mới.

Ngày đầu tiên của năm mới luôn mang đến không khí vui tươi, phấn khởi và những mong ước tốt lành cho mỗi người. Mặc dù mỗi quốc gia có những phong tục đón năm mới khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một năm mới thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Chúc bạn một năm mới tràn đầy sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Mong rằng, mọi ước mơ của bạn sẽ trở thành hiện thực, và mỗi ngày mới sẽ mang đến những cơ hội tuyệt vời. Happy New Year!

Phương Mai - Kim Quyên

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm