
Người đầu tiên phát hiện nhiễm HIV tại Việt Nam vẫn sống khỏe mạnh
17/11/2020 21:34
Người từ đủ 15 tuổi trở lên sẽ được tự nguyện xét nghiệm HIV Nâng cao năng lực cho Mạng lưới phụ nữ nhiễm HIV Người đồng tính nam nhiễm HIV ngày càng nhiều |
Năm sống kì vọng có thể lên tới 50-60 năm
Sáng nay (17/11), tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.
Sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV là một phụ nữ đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện người này đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại bà vẫn đang sống khỏe mạnh nhờ tuân thủ điều trị.
![]() |
Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay là dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình đã đạt được trong suốt 30 năm qua. |
Người phụ nữ này từng cho biết bà bị lây HIV từ chồng sắp cưới (người này trước đó bị nhiễm HIV vì có quan hệ tình dục với một số phụ nữ khác nhưng bà không biết). Khi đó, bà vừa tròn 30 tuổi, từ khi phát hiện có HIV, bà được theo dõi định kỳ và đến năm 1997 bà bắt đầu uống thuốc kháng virus (ARV).
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, có 1 nghiên cứu rất nổi tiếng vào năm 2017 ở Thái Lan, người ta thấy rằng người bệnh nếu được đưa vào điệu trị ARV sớm thì 1 người nếu nhiễm HIV ở năm 20 tuổi, năm sống kì vọng của họ có thể từ 50 đến hơn 60 năm nữa.
“Do vậy, thông điệp cần truyền thông đến mọi người ở đây là người nhiễm HIV cần được đưa vào điều trị sớm. Với người nhiễm HIV, nếu biết được tình trạng của mình, được tiếp cận điều trị sớm, tuân thủ điều trị tốt thì tuổi thọ của họ sẽ đạt gần như người bình thường”, bác sĩ Hải nhấn mạnh.
Mắc HIV “không còn là bản án tử”
Theo Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 190.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. Cả nước có 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV.
Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh nhấn mạnh, hiện nay nhiễm HIV không còn là “bản án tử hình” như một số người vẫn nghĩ. Người nhiễm HIV/AIDS nếu được phát hiện sớm, chăm sóc sức khỏe và điều trị bằng thuốc kháng virus kịp thời vẫn có thể sống và cống hiến như những người khoẻ mạnh.
![]() |
PrEP là vũ khí dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Ảnh minh họa) |
“HIV/AIDS vẫn được xác định là một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất. Tuy nhiên với sự phát triển của y học cùng sự ra đời của thuốc ARV, căn bệnh thế kỷ này không còn đáng sợ. Đây là thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV. Nếu được uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, người bệnh sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm nguy cơ tử vong”, ông Cảnh nhấn mạnh.
Ông Cảnh cũng thông tin, hiện nay Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số tử vong liên quan đến HIV/AIDS; kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị tử vong do AIDS.
Mặc dù dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục giảm nhưng diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao (quan hệ tình dục đồng giới nam, nghiện chích ma tuý). Mỗi năm Việt Nam vẫn có 10.000 người mắc mới với khoảng 2.000 – 3.000 người tử vong, gấp 10 lần số tử vong của 28 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam. Đáng nói là số trường hợp tử vong đều rơi vào nhóm tuổi rất trẻ (dưới 30 tuổi).
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, người bệnh cần được điều trị ARV ngay trong ngày. Nếu tải lượng virus dưới 200 bản sao /ml máu bệnh sẽ không lây qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, trước nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm HIV trong cộng đồng thì thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là vũ khí dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho những người chưa nhiễm HIV và có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.
Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết Với chủ đề “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay là dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong suốt 30 năm qua. Cùng với những bài học kinh nghiệm đã trải qua, và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là cơ hội chấm dứt dịch bệnh AIDS ở Việt Nam vào năm 2030. |

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Hòa thất vọng trước Indonesia, tuyển futsal nữ Thái Lan đối mặt nguy cơ bị loại khỏi giải châu Á

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên phấn khởi hòa theo giai điệu "Hát cho công nhân nghe"

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
