--> -->
Dòng sự kiện:

Người giữ lửa nghề Tò he

21/05/2025 08:38

Chia sẻ
Giữa nhịp sống hiện đại, khi những trò chơi truyền thống dần bị lãng quên, nghệ nhân Nguyễn Văn Thành, người con làng Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội), vẫn âm thầm giữ lửa nghề Tò he, đưa nét tinh hoa dân gian vươn xa ra thế giới.
Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La Hành trình “vượt lũy tre làng” của làng nghề tò he Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Hơi thở văn hóa từ đất và sắc màu

Nghề nặn Tò he vốn là một trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với ký ức tuổi thơ của bao thế hệ người Việt. Những con giống nhỏ xinh như con gà, con voi, ông bụt, cô tiên…được nặn từ bột gạo nhuộm màu thực phẩm không chỉ là món quà trẻ thơ, mà còn là kết tinh của sự khéo léo, óc thẩm mỹ và chiều sâu văn hóa dân gian.

Tuy nhiên, giữa những biến động của thời đại, làng nghề Tò he Xuân La, cái nôi duy nhất còn lưu giữ được nét tinh hoa cổ truyền ấy, từng đối mặt với nguy cơ mai một. Sự suy giảm về lượng nghệ nhân, sự thiếu mặn mà của thế hệ trẻ và áp lực kinh tế đã khiến nhiều người bỏ nghề, khiến nghề truyền thống đứng bên bờ vực lãng quên.

Người giữ lửa nghề Tò he
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành hơn 30 năm cống hiến không mỏi mệt cho nghệ thuật truyền thống.

Chính trong hoàn cảnh ấy, nghệ nhân Nguyễn Văn Thành đã đứng lên như một người thủ lĩnh văn hóa. Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của nghề, anh không chỉ chứng kiến sự hưng thịnh mà còn trăn trở khi thấy làng nghề dần mai một. Không chấp nhận để một di sản quý báu bị thất truyền, anh đã quy tụ các nghệ nhân và những người tâm huyết để thành lập Câu lạc bộ Làng nghề Tò he, giữ lửa đam mê và khơi nguồn sáng tạo.

Khi đó, trên cương vị Chủ nhiệm - Chủ tịch Chi hội Di sản Văn hóa câu lạc bộ làng nghề truyền thống Tò he thôn Xuân La, anh không ngừng thúc đẩy các hoạt động phục hồi, sáng tạo và quảng bá nghề nặn Tò he bằng tinh thần trách nhiệm và tầm nhìn xa rộng.

Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, Nguyễn Văn Thành còn mang trong mình khát vọng phát triển. Anh đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, hội thi, liên hoan văn hóa có quy mô lớn, góp mặt trong nhiều sự kiện trọng đại như Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các chương trình giao lưu văn hóa quốc tế tại Thái Lan, Trung Quốc...

Những sản phẩm kỷ lục như rồng thời Lý, rùa vàng, mâm ngũ quả hay bông sen Tò he không chỉ thể hiện tay nghề điêu luyện mà còn hàm chứa chiều sâu văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Tò he từ chỗ là món quà chơi dân gian nay đã vươn lên thành hình thức nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ, giáo dục, du lịch và truyền thông sâu sắc.

Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Với tinh thần cầu thị và sáng tạo không ngừng, Nguyễn Văn Thành không ngại thử nghiệm các hình thức mới để đưa Tò he đến gần hơn với giới trẻ. Anh thường xuyên phối hợp với các trường đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, các trường mầm non và tiểu học… để truyền dạy kỹ năng nặn Tò he cho sinh viên, học sinh.

Qua những buổi trải nghiệm và thực hành, học sinh không chỉ được rèn luyện kỹ năng thủ công mà còn học cách trân trọng văn hóa truyền thống. Tò he nhờ đó trở thành một phần của giáo dục thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu dân tộc cho thế hệ tương lai.

Người giữ lửa nghề Tò he
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành còn được xem là “người truyền lửa” cho thế hệ trẻ qua từng nắm bột, từng đường nét nhỏ bé của con giống dân gian.

Không khó để bắt gặp hình ảnh nghệ nhân Nguyễn Văn Thành xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV3, VTV4, VTV5... qua các chương trình thiếu nhi, phim tài liệu hay chuyên mục quảng bá văn hóa. Anh không chỉ nặn Tò he trên truyền hình, mà còn kể chuyện, lan tỏa tình yêu nghề, truyền cảm hứng về một hành trình gìn giữ và làm sống lại những giá trị dân gian. Nhờ vậy, hình ảnh người nghệ nhân dân gian đã vượt khỏi khuôn khổ làng nghề, trở thành biểu tượng của bản sắc văn hóa Việt trong thời đại mới.

Hơn 30 năm cống hiến không mỏi mệt cho nghệ thuật truyền thống, Nguyễn Văn Thành đã được Nhà nước và các cấp, ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội (2013), Nghệ nhân ưu tú (2015) và đặc biệt là Nghệ nhân nhân dân (2022), danh hiệu cao quý nhất dành cho những người làm nghề thủ công truyền thống. Nhưng với anh, phần thưởng lớn nhất không phải là bằng khen, mà là ánh mắt háo hức của lũ trẻ, là tiếng vỗ tay của du khách, là ánh lên niềm tin rằng văn hóa dân tộc sẽ không bị lãng quên.

Ở nghệ nhân Nguyễn Văn Thành, người ta thấy rõ tinh thần “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Anh sống giản dị, khiêm nhường, làm việc tận tụy, luôn lấy lợi ích cộng đồng, gìn giữ truyền thống dân tộc làm kim chỉ nam. Sự kiên trì, óc sáng tạo và lòng yêu nghề của anh không chỉ góp phần giữ lửa cho nghề nặn Tò he, mà còn thắp lên niềm tin về sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong thời đại mới.

Nguyễn Văn Thành, một người thợ nặn đất bình dị nhưng mang trong mình tâm hồn của một nghệ sĩ lớn, một người Việt Nam tiêu biểu với trái tim hướng về cội nguồn.

Không chỉ là nghệ nhân nặn Tò he, nghệ nhân Nguyễn Văn Thành còn được xem là “người truyền lửa” cho thế hệ trẻ qua từng nắm bột, từng đường nét nhỏ bé của con giống dân gian. Anh đã dành hàng chục năm không mỏi mệt để đưa Tò he vào trường học, sân chơi thiếu nhi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giúp học sinh hiểu rằng di sản văn hóa không chỉ nằm trong sách vở, mà sống động ngay trong đôi tay mình. Với cách truyền đạt gần gũi, đậm chất truyền thống nhưng không kém phần sáng tạo, nghệ nhân Thành đã góp phần đưa nghệ thuật dân gian từ làng nghề vươn tới cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong từng thế hệ người Việt trẻ.

Phạm Thị Phượng - H.Duy

Malaysia Masters 2025: Nguyễn Thùy Linh thắng "sốc" cựu số 1 thế giới Pusarla Venkata Sindhu

Nguyễn Thùy Linh, tay vợt số một Việt Nam, đã mở màn chiến dịch Malaysia Masters 2025 bằng một chiến thắng chấn động làng cầu lông thế giới. Trong trận đấu vòng đầu tiên, cô đã vượt qua Pusarla Venkata Sindhu - cựu số một thế giới và á quân Olympic - với tỷ số 2-1 sau ba set kịch tính, tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của mình trên đấu trường quốc tế.

Nhân rộng các mô hình để xây dựng xã hội học tập

Với nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, kết quả thực hiện các mô hình học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đi vào thực chất và từng bước được nhân rộng. Việc đẩy mạnh các mô hình học tập được xác định là nền tảng xây dựng xã hội học tập, đưa Hà Nội sớm gia nhập Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

Ngày 21/5, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm. Đây là hoạt động thiết thực của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong Tháng Công nhân năm 2025.

Kinh nghiệm xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa từ một trường học

Xác định xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, thời gian qua, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công đoàn viên của Trường Tiểu học - Trung học Cơ sở Pascal (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) luôn chú trọng thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng cơ quan văn hóa.

Vì người lao động - vững bước doanh nghiệp văn hóa

Với những nỗ lực bền bỉ vì người lao động, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam đã nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng. Đáng chú ý, Công ty đã vinh dự được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023-2024.

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Xem thêm