
Người họa sĩ “vẽ Xuân” lên hoa trái
31/12/2024 10:25
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo |
Vẽ thư pháp lên hoa quả ngày Tết không còn xa lạ với nhiều người, bởi từ 3-4 năm trước, thú chơi này đã trở thành “trend” trong mùa Tết Nguyên đán. Thế nhưng, mỗi năm mỗi khác, mỗi người lại làm theo một cách khác nhau, cứ như thế, những “sản phẩm” trưng Tết, bày cỗ Tết dần trở nên đa dạng, phong phú và mang nhiều sắc thái mới.
![]() |
Họa sĩ Ngô Minh Khôi thực hiện thư pháp trên quả dừa. |
Họa sĩ Ngô Minh Khôi chọn dừa và bưởi làm “chủ đạo” để sáng tác những tác phẩm ngày Tết của mình. Anh cho biết, chọn một quả dừa để vẽ đẹp phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn ban đầu. Họa sĩ phải tìm mua những quả dừa cân đối, bề mặt nhẵn láng, không bị trầy xước. Lưu ý chọn mua dừa mới, còn nguyên cuống, không lấy dừa cũ bày sẽ không được lâu mà còn mất sức sống, mất vẻ tươi tắn ngày Tết. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch và để khô trái dừa giúp sơn bám tốt hơn và mặt phẳng không bị lồi lõm.
Công đoạn thứ hai là sơn lớp phủ màu trái dừa. Chọn một vị trí khô thoáng, không có gió như sân nhà, ban công, sân thượng để thực hiện. Tránh sơn trong nhà để không bị ám mùi sơn, và nền nhà, tường cùng các đồ vật khác không bị dính sơn.
Đặt trái dừa ngay ngắn lên một chiếc đế, họa sĩ Ngô Minh Khôi tận dụng nắp của chai sơn để làm đế giữ cho trái dừa vững vàng. Anh dùng sơn ATM màu xanh lá cây xịt đều trái dừa, kể cả phần cuống. Chờ khoảng chừng 30 phút, sơn khô rồi anh lật phần bên dưới của trái dừa lên, xịt sơn đều khắp và lại chờ khô khoảng chừng 30 phút. Như vậy là đã sơn xong trái dừa với lớp màu xanh đẹp mắt. Để mặt phẳng dừa nhẵn bóng và dày hơn, họa sĩ sơn thêm một lớp để trái dừa đẹp hơn.
“Năm nay tôi chọn màu xanh thật tươi để sơn dừa, nó sẽ làm nổi bật những bức họa hoặc chữ thư pháp vẽ trên bề mặt, tác phẩm sẽ mang vẻ đẹp rực rỡ mà tươi sáng”, họa sĩ Ngô Minh Khôi cho biết.
Công đoạn thứ 3 rất quan trọng, nó tùy thuộc vào sự tài hoa của người họa sĩ, nghệ nhân “vẽ dừa”. Sau khi viết chữ thư pháp xong, họa sĩ sẽ để 30 phút cho chữ khô rồi tiếp tục vẽ hoa mai, hoa đào, vì cành mai hoặc cành đào là hình tượng không hề thiếu của ngày Tết.
Họa sĩ Ngô Minh Khôi chia sẻ: “Tôi dùng sơn acrylic màu đỏ vẽ lên quả dừa, sau đó rắc lên một lượng nhũ để chữ thư pháp nổi bật với ánh nhũ lung linh. Chữ thư pháp để trưng bày ngày Tết tôi hay chọn các chữ như: An khang thịnh vượng, Như ý cát tường, Đại cát đại lợi, Vạn sự như ý, Bình an, Tài lộc, Tấn tài tấn lộc,…”.
Bước cuối cùng là xịt phủ bóng và hoàn tất thành phẩm. Chờ các họa tiết trang trí khô trọn vẹn, họa sĩ sẽ xịt phủ bóng trái dừa bằng chai sơn xịt ATM. Kỹ thuật xịt sơn cũng giống như bước sơn màu quả dừa, sơn bóng giúp các họa tiết trang trí màu sắc quả dừa đẹp hơn. Sau 30 phút sơn khô là sản phẩm dừa tài lộc đã hoàn thiện.
Ngoài viết thư pháp lên quả dừa, họa sĩ Ngô Minh Khôi còn trang trí dừa bằng các chữ thư pháp nổi. Hình ảnh chữ thư pháp và rồng, phượng nổi lên quả dừa trông rất ấn tượng.
Với năng khiếu sẵn có cùng đam mê nghệ thuật, họa sĩ Ngô Minh Khôi không chỉ vẽ tranh thông thường, anh còn được biết đến là một họa sĩ sáng tạo trên nhiều thể loại tranh vẽ. Mới đây, tranh vẽ trên đá, trên chai thủy tinh tái chế của Ngô Minh Khôi đã được cộng đồng đón nhận nhiệt tình. Không dừng lại ở đó, anh còn liên tục được mời thực hiện các dự án môi trường bằng các bức họa trên cột điện, cột bê tông,… Trên khắp Hà Nội, nhiều nơi, nhiều con đường ghi dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Ngô Minh Khôi.
Và khi Tết đến, Xuân về, chiều theo ý thích của nhiều người dân Hà Nội, Ngô Minh Khôi lại ngồi vẽ dừa thư pháp. Các tác phẩm của anh có tính thẩm mỹ cao, nó không chỉ là một bức họa mà còn là những vật phẩm sống động để trưng Tết.
Mỗi sản phẩm như là đứa con tinh thần được họa sĩ Ngô Minh Khôi tạo ra bằng tâm huyết, niềm say mê nghệ thuật. Vì vậy, dù nhu cầu của bà con rất nhiều, nhưng anh vẫn tỉ mỉ tạo ra những tác phẩm đẹp nhất, cũng “độc nhất vô nhị” với mong muốn mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi gia đình trở nên đẹp hơn, sinh động hơn. Có như thế, lời chúc cho một năm mới mang nhiều may mắn, sung túc và bình an cho mỗi gia đình.
Điểm tô cho các loại trái cây trên mâm ngũ quả, dịch vụ trang trí trực tiếp trên từng loại trái cây trở thành nghề thịnh hành mỗi dịp Tết đến. Bằng công nghệ, máy móc, các loại quả dưa hấu, dừa, dưa lưới, bưởi… được trang trí thêm phần bắt mắt. Thế nhưng, nhiều người vẫn lựa chọn tự tay khắc chữ thủ công để lưu giữ văn hóa truyền thống.
Ngày nay, nhiều người tiếp xúc với nhiều thứ hiện đại như máy tính, máy in, quên đi mình phải rèn chữ, quên đi dân tộc mình đang có một nghệ thuật là thư pháp đang dần bị mai một. Bởi vậy, nhiều người còn lựa chọn dạy và khắc chữ thư pháp lên các loại quả bày Tết. Những quả này không chỉ mang giá trị kinh tế cho gia đình mà còn xuất phát từ niềm đam mê và mong muốn gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Họa sĩ Ngô Minh Khôi hiện đang công tác tại Trường Tiểu học Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội). Anh mong muốn, thế hệ học sinh của mình biết sử dụng các chất liệu xung quanh mình, nhất là chất liệu dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Có như vậy, cái chất cổ truyền trong nghệ thuật luôn được lưu giữ cùng với sự sáng tạo, đổi mới, mang lại giá trị về đời sống tinh thần trong cộng đồng.
Bảo Thoa

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
