--> -->
Dòng sự kiện:

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

25/04/2024 07:23

Chia sẻ
Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Quyết liệt dẹp nạn “xe dù, bến cóc” Hà Nội tìm giải pháp nâng chất lượng dịch vụ các bến xe Hướng đến xây dựng bến xe khách chất lượng cao Trở lại Hà Nội sau nghỉ Tết, người dân phát bực vì khó đặt xe qua app

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm "Vì sao khách chưa quay trở lại bến xe?". Tọa đàm có sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý như: Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam; ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông vận tải Hà Nội; ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra, Sở Giao thông vận tải Hà Nội; Thiếu tá Trần Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát Giao thông - Công an thành phố Hà Nội; Trung tá Nguyễn Văn Lương - đại diện Công an phường Mỹ Đình 2, Công an quận Nam Từ Liêm; ông Nguyễn Công Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam; ông Đỗ Văn Bằng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Văn Lập - Giám đốc Bến xe Nước Ngầm; ông Trần Hoàng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội; ông Nguyễn Xuân Thuỷ - chuyên gia giao thông; ông Đoàn Ngọc Hùng - Trưởng phòng Quản lý vận tải, Công ty TNHH Văn Minh.

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?
Ông Nguyễn Đức Thắng - Phó Tổng biên tập Báo Giao thông phát biểu khai mạc tọa đàm.

Tại tọa đàm, ông Trần Hoàng - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội thông tin, sau thời gian dài ảnh hưởng dịch Covid-19, năm 2023, tình hình hoạt động vận tải tại các bến xe trên cả nước nói chung và tại các bến xe của Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội nói riêng (Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm) giảm 300.000 lượt/3 bến, chiếm 28%. Trong đó, tùy theo từng bến, có bến Mỹ Đình giảm trên 30%; Bến xe Giáp Bát giảm 25% còn Bến Gia Lâm giảm gần 50%.

Ông Nguyễn Văn Lập - Giám đốc bến xe Nước Ngầm cũng cho hay, trước dịch Covid-19 ngày thường bến xe đón khoảng 600-700 lượt xe, riêng dịp lễ, Tết là trên 900 lượt nhưng nay chỉ còn 250-300 lượt xe/ngày. Riêng trong tháng 3-4 này là trên 400 lượt xe/ngày, tỉ lệ giảm gần 50%.

Theo đại diện Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội, ngoài việc gây ảnh hưởng tới kinh tế của các doanh nghiệp khai thác bến xe, tình trạng sụt giảm lượng hành khách vào bến còn ảnh hưởng tới các vấn đề về xã hội. Minh chứng dễ thấy là hệ thống vận tải hành khách liên tỉnh tuyến cố định đang dần đánh mất vai trò là trục “xương sống” của vận tải. Hệ thống này mang lại hiệu quả xã hội cao nhất, vận chuyển khối lượng lớn, vận chuyển những chuyến xe đã được kiểm tra, kiểm soát. Nếu đánh mất điều này thì ngoài ảnh hưởng kinh tế với doanh nghiệp, còn mang tới hệ lụy cho xã hội.

Bàn về nguyên nhân khiến hành khách ít quay trở lại bến, ông Nguyễn Công Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, hiện số lượng xe hợp đồng gia tăng so với xe tuyến cố định lên đến hàng chục nghìn xe, chưa kể còn xuất hiện loại hình xe ghép, xe tiện chuyến cũng đang cạnh tranh không công bằng với xe tuyến cố định. Những xe này thậm chí còn không đổi màu biển số theo quy định. Những loại hình vận tải này cùng lúc hoạt động, gây xung đột với nhau.

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?
Các bến xe trên địa bàn Hà Nội hiện đang nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Trong khi đó, nhu cầu người dân tăng cao, điều kiện quản lý xe hợp đồng quá lỏng lẻo khi không phải đăng ký xin vào nốt, không đăng ký luồng tuyến, lái xe không bị kiểm soát, văn phòng đại diện mọc khắp nơi như một bến xe thu nhỏ…

Nhìn nhận vấn đề trên góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, nhiều doanh nghiệp chưa vào bến không phải họ không muốn vào mà do bến chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà họ phục vụ. Từ Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Nước Ngầm có thể thấy, sau khi các bến nâng cao chất lượng phục vụ đã trực tiếp thu hút đông đảo hành khách quay trở lại.

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, hiện đang tồn tại nhiều loại hình kinh doanh vận tải nhưng xét cho cùng loại hình nào cũng hướng trực tiếp đến việc phục vụ nhu cầu hành khách. Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động và lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm. Cụ thể, quy định luồng tuyến chưa thực sự phù hợp; các điểm dừng, đỗ không thuận tiện, ít kết nối với hành khách; phương tiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải quá cũ, không đảm bảo chất lượng; thói quen sử dụng xe cá nhân… cũng là một trong những căn nguyên khiến hành khách ít quay trở lại bến.

Đinh Luyện

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm