--> -->
Dòng sự kiện:

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”

11/11/2023 18:35

Chia sẻ
Công tác hòa giải ở cơ sở giữ vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư. Thời gian qua, quận Tây Hồ luôn chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác hòa giải, đội ngũ hòa giải viên, đặc biệt tiếp tục phát huy hiệu quả, nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”.
Đẩy mạnh cải cách hành chính với mô hình "Công dân số" Hiệu quả từ những mô hình hợp tác xã kiểu mới Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Tỉ lệ hòa giải thành đạt 85%

Hiện nay, trên địa bàn quận Tây Hồ có 108 Tổ hòa giải tại 108 Tổ dân phố với 665 hòa giải viên. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Đội thi hòa giải viên thành phố Hà Nội trong phần thi tiểu phẩm tại Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023. (Ảnh: Khánh Huy)

Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận đã phát sinh 957 vụ việc, liên quan đến mâu thuẫn tranh chấp trong các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng, môi trường, sinh hoạt cộng đồng, các Tổ hòa giải cơ sở đã tổ chức hòa giải thành 815 vụ việc, đạt 85%.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận chỉ đạo các phòng, ngành, Ủy ban nhân dân các phường chủ động phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền hòa giải, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở, nhất là xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Mô hình đã được các phường triển khai với các tiêu chí cụ thể: Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hoà giải tốt; tỉ lệ hòa giải thành đạt từ 80 đến 85% trở lên; Phối hợp với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các Tổ hoà giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở tốt.

Các hòa giải viên được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hoà giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng cho hòa giải viên; định kỳ giao ban 6 tháng, hàng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Qua việc triển khai thực hiện các mô hình, công tác hòa giải ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua tại các Tổ hòa giải trong xây dựng mô hình "Tổ hòa giải 5 tốt”, góp phần tạo động lực cho các hòa giải viên tích cực thực hiện công tác hòa giải nhằm đạt danh hiệu “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Tổ hòa giải 5 tốt đã chủ động, kịp thời nắm bắt và hòa giải những mâu thuẫn phát sinh, những vấn đề dân sinh bức xúc. Hàng tháng, hàng quý đều tổ chức họp giao ban để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những tồn tại, hạn chế và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tiếp theo. Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận Tây Hồ đã có 282 Tổ hòa giài được công nhận là “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Nhân rộng các cách làm hay

Là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả, bà Nguyễn Thục Lương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, 10 năm qua, Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân luôn chú trọng triển khai kế hoạch hoạt động của Tổ hòa giải một cách đồng bộ, hiệu quả.

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Ông Quách Ngọc Phong - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ hòa giải số 7, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (đứng giữa) cùng các đồng chí cán bộ tại khu dân cư luôn gần dân, sát dân để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Hiện nay, phường có 9 Tổ hòa giải với 88 hòa giải viên. Đội ngũ hòa giải viên của phường đa số là thành viên của Ban công tác Mặt trận, Chi hội đoàn thể, tổ dân phố, có tinh thần trách nhiệm thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của tổ dân phố, thông qua các hoạt động hàng ngày, hòa giải viên nắm được các mâu thuẫn mới phát sinh, mâu thuẫn đã tồn tại lâu trong tổ dân phố.

Khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp cần hòa giải, tùy thuộc tính chất, mức độ vụ việc mà Tổ trưởng Tổ hòa giải lựa chọn, cử hòa giải viên phù hợp để tổ chức hòa giải vụ việc theo quy định. 10 năm qua, Tổ hòa giải của phường đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải 73 vụ việc, hầu hết số vụ việc được hòa giải thành và đạt tỉ lệ cao.

Ngay từ cấp cơ sở, các thành viên trong Tổ hòa giải cũng luôn nhiệt huyết, trách nhiệm thực hiện hiệu quả công việc. Trong 10 năm qua, Tổ dân phố số 7 (phường Phú Thượng) luôn là tổ dân phố văn hóa, không có điểm nóng về trật tự an ninh, bà con sống đoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa xóm được củng cố, không có các vụ việc khiếu kiện tụ tập đông người, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương được thực hiện nghiêm cũng là nhờ làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

Trong thời gian qua Tổ hòa giải số 7 (phường Phú Thượng) đã hòa giải thành công 6 vụ chủ yếu là tranh chấp đất đai và xích mích, mâu thuẫn gia đình. Đặc biệt có vụ tranh chấp đất đai đã có đơn ra chính quyền, khi Tổ hòa giải tiếp nhận hồ sơ mà cơ quan tư pháp phường giao lại, tiến hành hòa giải và đã thành công. Đơn được rút, tình cảm gia đình được hàn gắn…

“Thông qua các vụ hóa giải chúng tôi mới thấy được sự phức tạp và khó khăn của hòa giải viên khi phải hòa giải một vụ việc nào đấy. Bởi trong công tác hòa giải, không phải lúc nào mình đưa những điều đã học hoặc áp dụng Luật hòa giải mà thành công, thực tế đã chứng minh có những vụ tưởng không thể thành công thì lại bắt đầu bằng những điều đơn giản. Chúng tôi cho rằng hòa giải phải xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật, sự chân thành và biết vận dụng sáng tạo tình cảm vào công tác hòa giải thì sẽ thành công”, ông Quách Ngọc Phong - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ hòa giải số 7, phường Phú Thượng chia sẻ.

Từ những hiệu quả, có thể khẳng định mục tiêu cao nhất và cuối cùng của công tác hòa giải là nhằm hóa giải các tranh chấp, giữ gìn, bảo vệ khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, công tác hòa giải đã khẳng định được vị trí, vai trò và hiệu quả của mình, góp phần giữ gìn đoàn kết trong nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

N.Hoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm