--> -->
Dòng sự kiện:

Nhiều giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

04/12/2021 18:04

Chia sẻ
Trong năm 2021, việc cải thiện các Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số Đo lường sự hài lòng (SIPAS) của người dân, tổ chức đã được thành phố Hà Nội quan tâm, chỉ đạo sâu sát.
Hà Nội: Phấn đấu mức độ hài lòng của người dân về thủ tục hành chính đạt 85% trở lên Cải thiện mức độ hài lòng của người dân

Công khai minh bạch trong hoạch định chính sách

Trong Kế hoạch về cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, Thành phố đã xác định rõ 20 chỉ tiêu, 22 nhiệm vụ chung và 31 nhiệm vụ cụ thể cần triển khai để cải thiện Chỉ số PAPI, trong đó xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, thường xuyên gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Về Chỉ số nội dung “Công khai minh bạch trong hoạch định chính sách”, tiêu biểu là việc công nghận hộ nghèo được thành phố Hà Nội thực hiện nề nếp, 100% các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, phổ biến công khai thông tin để nhân dân biết, giám sát thực hiện, công khai danh sách đối tượng được hưởng.

Theo Sở Nội vụ, tính đến 17/11/2021, Thành phố đã hỗ trợ cho trên 4,92 triệu lượt đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 với kinh phí 5.585,1 tỷ đồng. Năm 2021, Thành phố thực hiện hỗ trợ 1.339 hộ thoát nghèo, tương đương giảm 30% số hộ nghèo so với cuối năm 2020.

Nhiều giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận Một cửa phường Bạch Mai. (Ảnh: Phong Thu)

Bên cạnh đó, vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã, các đoàn thể quần chúng, cán bộ, công chức và nhân dân được nâng cao. Việc công khai được thực hiện trên hệ thống truyền thanh, thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã đã thực hiện đúng quy định về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân đối với các dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Đồng thời, tiếp thu, giải trình, thông tin kịp thời, xem xét điều chỉnh và công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất tại trụ sở cơ quan, đơn vị, khu dân cư, tổ dân phố, nhà văn hóa thôn, cộng đồng, cổng thông tin điện tử của UBND cấp xã…

Về trách nhiệm giải trình với người dân, trong năm 2021, các cơ quan hành chính của Thành phố đã tiếp 21.458 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi 240 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước; kiểm điểm trách nhiệm 35 tập thể, 85 cá nhân để xảy ra sai phạm, chuyển cơ quan công an điều tra 6 vụ.

Nhiều giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức
Niêm yết thông tin cụ thể, thuận tiện cho tra cứu tại Bộ phận Một cửa huyện Quốc Oai

Đồng thời, các cơ quan hành chính của Thành phố triển khai 352 cuộc thanh tra, chủ yếu là thanh tra trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý Nhà nước về quy hoạch, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính, tài sản công… Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 16,693 tỷ đồng, kiến nghị xử lý 1.080 m2 đất; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với 43 tập thể và 87 cá nhân. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã phát hiện và xử phạt 53 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm hành chính..

Nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức

Theo Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày11/6/2021 về cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công (SIPAS) giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội đã đặt mục tiêu phấn đấu Chỉ số SIPAS đến năm 2023 đạt trên 85%, năm 2025 đạt từ 90% đến 95%.

Ngay từ đầu năm, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chú trọng, đảm bảo việc bố trí Bộ phận Một cửa ở vị trí thuận tiện, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch. Đồng thời, niêm yết công khai thông tin, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ tại Bộ phận Một cửa…

Qua đó, nhiều mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại được nhiều đơn vị áp dụng như: Mô hình Một cửa xanh – sạch – đẹp của quận Long Biên, Bắc Từ Liêm; mô hình Một cửa thân thiện hoặc mô hình Thanh niên xung kích tham gia hướng dẫn thủ tục hành chính (TTHC) của Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương...

Nhiều giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức
Người dân chờ làm TTHC tại Bộ phận Một cửa huyện Quốc Oai

Việc thực hiện TTHC được UBND Thành phố chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên rà soát, đánh giá và công bố, công khai. Tính đến 10/11/2021, Thành phố đã thông qua phương án đơn giản hóa 177 TTHC của 6 đơn vị, gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (22 TTHC); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (19 TTHC); Sở Thông tin và Truyền thông (8 TTHC); Sở Công Thương (26 TTHC); Sở Giáo dục và Đào tạo (23 TTHC), Sở Y tế (79 TTHC). Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cũng thường xuyên rà soát, xác định các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết và niêm yết công khai.

Việc công khai thông tin tại Bộ phận Một cửa được thực hiện tốt. Nhiều đơn vị có những cách làm sáng tạo như việc thông tin về TTHC tại các địa bàn khu dân cư, màn hình điện tử tại các khu chung cư, loa truyền thanh, thông tin tại nhà văn hóa, khu sinh hoạt cộng đồng... thuận tiện cho việc tra cứu và tìm hiểu của công dân.

Một trong các nội dung quan trọng để đo lường Chỉ số SIPAS là đánh giá về công chức giải quyết TTHC và đây cũng là vấn đề Thành phố đặc biệt quan tâm. 100% cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa đều có bằng đại học hoặc trên đại học phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công, đều là các cán bộ, công chức có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thường xuyên được tập huấn các kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử…

Phương Thảo

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm