--> -->
Dòng sự kiện:

Nhiều hạn chế trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và một số địa phương

28/03/2024 11:05

Chia sẻ
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Kết luận thanh tra số 220 về việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa trực thuộc một số Sở GTVT, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cần Thơ...
Đồng Nai: Truy tố thêm nhiều đối tượng liên quan đến sai phạm tại Trung tâm đăng kiểm 60-04D Công an TP.HCM khởi tố 318 bị can liên quan đến "đại án đăng kiểm" Sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam: Truy tố 254 bị can với hàng chục tội danh

Theo Thanh tra Bộ GTVT, 4 đơn vị đăng kiểm gồm Nam Định, Ninh Bình, TP.HCM, CầnThơ có hồ sơ kiểm định đóng mới, hoán cải không thể hiện việc đã thực hiện kiểm tra điều kiện năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải trước khi thực hiện giám sát kỹ thuật theo quy định. Có 3 đơn vị đăng kiểm không có hợp đồng giám sát với chủ phương tiện, chủ cơ sở đóng mới, hoán cải (Nam Định, TP.HCM, Cần Thơ).

Nhiều tồn tại trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và Cần Thơ
Lực lượng chức năng kiểm tra công tác an toàn giao thông đường thủy. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.

Đáng chú ý, tại đơn vị đăng kiểm TP.HCM, Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ việc thiếu hạng mục kiểm tra về "trang bị ngăn ngừa ô nhiễm nước thải"; có một số nội dung không phù hợp với hạng mục có trên phương tiện nhưng vẫn được ghi nhận kết quả với "trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu", "trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải".

Biên bản kiểm tra không thể hiện loại hình kiểm tra, báo cáo kiểm tra chưa thể hiện đầy đủ các kết quả kiểm tra tại mục “hệ trục, ống bao, ổ đỡ” nhưng vẫn được kết luận thỏa mãn; không thể hiện thông tin về “trục chân vịt" phù hợp với danh mục kiểm tra.

Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT) được cấp thiếu thông tin về “sơ đồ phương tiện" về két nước thải, thiết bị xử lý nước thải, trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu phù hợp với nội dung liên quan đã được thể hiện tại danh mục kiểm tra.

Trong khi đó tại đơn vị đăng kiểm Cần Thơ, Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ danh mục kiểm tra thiếu chữ ký của chủ phương tiện, của người cùng tham gia; một số hạng mục kiểm tra không phù hợp với thực tế phương tiện, thiếu nội dung cần kiểm tra so với hạng mục có trên phương tiện. Hạng mục "hệ thống lái" không thoả mãn nhưng vẫn đánh giá “thoả mãn”.

Các báo cáo kiểm tra trên đà thiếu thông tin “Phương tiện được kiểm tra trên đà gần nhất vào ngày" hoặc ghi nhận thông tin “Phương tiện được kiểm tra trên đà gần nhất vào ngày", không ghi thời điểm kết thúc kiểm tra trong ngày; danh mục kiểm tra, biên bản kiểm tra thiếu chữ ký.

Báo cáo kiểm tra chưa thể hiện đầy đủ các kết quả kiểm tra tại mục “trục chân vịt và ống bao” nhưng vẫn được đánh giá thỏa mãn, đủ điều kiện; báo cáo kiểm tra, danh mục kiểm tra ghi nhận thời gian kiểm tra các hạng mục không thống nhất; đăng kiểm viên Lê Quý Cường mặc dù không được phân công thực hiện nhưng lại ký báo cáo kiểm tra kỹ thuật, phiếu xác nhận công việc và tính giá lệ phí đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Giấy chứng nhận ATKT&BVMT được cấp thiếu thông tin về “sơ đồ phương tiện”, có thông tin về số lượng áo phao không phù hợp với số người được phép chở...

Nhiều tồn tại trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và Cần Thơ

Công an TP.HCM đọc lệnh bắt giam ông Đặng Việt Hà, nguyên Cục trưởng Cục ĐKVN. Ảnh: CACC.

Theo Thanh tra Bộ GTVT, nguyên nhân để xảy ra các tồn tại nói trên là do số lượng phương tiện thủy nội địa phân bố không đồng đều theo địa giới hành chính. Tại một số địa phương có số lượng phương tiện kiểm định ít, gây khó khăn cho đơn vị đăng kiểm trong việc duy trì, bố trí đủ số lượng đăng kiểm viên.

Địa bàn thực hiện kiểm định rộng, phức tạp theo địa hình tự nhiên nên khó khăn trong hoạt động kiểm định tại hiện trường cũng như việc kiểm tra, giám sát của lãnh đạo đơn vị đăng kiểm đối với đăng kiểm viên. Mặt khác hiện nay chưa có các quy định về việc sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật để giám sát hoạt động của đăng kiểm viên nên việc giám sát còn nhiều bất cập.

Về nguyên nhân chủ quan, Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) đã buông lỏng quản lý hoạt động của các đơn vị đăng kiểm; chưa bổ sung, cập nhật các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; chưa có biện pháp tăng cường giám sát hoạt động đăng kiểm. Các Sở GTVT quản lý chưa chặt chẽ; chưa thực hiện thanh tra về công tác kiểm định phương tiện thủy nội địa trên địa bàn; chưa phát hiện kịp thời các tồn tại, hạn chế của đơn vị đăng kiểm.

Cùng với đó, lãnh đạo một số đơn vị đăng kiểm chưa sâu sát trong phân công nhiệm vụ và giám sát hoạt động của đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong khi chất lượng kiểm định ATKT&BVMT phương tiện thủy nội địa hoàn toàn phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định, quy trình, thủ tục đăng kiểm của đăng kiểm viên.

Tại TP.HCM, Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ đơn vị đăng kiểm và lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM phụ trách lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thủy nội địa quản lý chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra, giám sát kịp thời để xảy ra các tồn tại, hạn chế. Các đăng kiểm viên có những tồn tại, hạn chế trong quá trình kiểm định phương tiện gồm Lê Khắc Hùng, Vũ Việt Hà, Nguyễn Văn Bảy, Lữ Công Quý, Nguyễn Văn Kiệt.

Tương tự tại Cần Thơ, Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ đơn vị đăng kiểm và lãnh đạo Sở GTVT Cần Thơ phụ trách lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thủy nội địa quản lý chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra, giám sát kịp thời để xảy ra các tồn tại, hạn chế. Các đăng kiểm viên có những tồn tại, hạn chế trong quá trình kiểm định phương tiện gồm Nguyễn Tấn Đạt, Hòa Quang Thắng, Lê Quý Cường, Nguyễn Anh Phúc, Trần Văn Thuật.

Tại Cục ĐKVN, Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ sự buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát kịp thời để xảy ra các tồn tại, hạn chế liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Cục ĐKVN phụ trách công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và Trưởng phòng Tàu sông thuộc Cục ĐKVN.

Từ đó Thanh tra Bộ GTVT kiến nghị lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm được thanh tra, các Sở GTVT, Cục ĐKVN tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các tồn tại, hạn chế nêu trên.

Các Sở GTVT tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát tại đơn vị đăng kiểm thủy nội địa để phát hiện các nguy cơ tiêu cực có thế xảy ra nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc chuyển thông tin, vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để tiếp tục xử lý theo quy định.

Thanh tra Bộ GTVT đề nghị, Sở GTVT Cần Thơ chỉ đạo Thanh tra Sở rà soát, xác minh đối với một số phương tiện thủy nội địa có thời hạn kiểm định không liên tục để xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận ATKT&BVMT hết hiệu lực. Đơn vị đăng kiểm Cần Thơ rà soát, thu hồi Giấy chứng nhận ATKT& BVMT đã được cấp không phù hợp với thẩm quyền, năng lực của đăng kiểm viên đối với 2 phương tiện (S65-10713, 01997/22S65; S65/01110, 02017/22S65).

Đối với Cục ĐKVN, Thanh tra Bộ GTVT đề nghị xem xét đình chỉ hoạt động đăng kiểm viên hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Cụ thể là đối với đăng kiểm viên Nguyễn Văn Hùng (đơn vị đăng kiểm Nam Định) và đăng kiểm viên Nguyễn Tấn Đạt (đơn vị đăng kiểm Cần Thơ).

Liên quan đến sai phạm tại Cục ĐKVN, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 254 bị can với hàng chục tội danh khác nhau, trong đó có ông Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà, đều là nguyên Cục trưởng Cục ĐKVN, ông Nguyễn Vũ Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục ĐKVN cùng hàng loạt lãnh đạo trung tâm đăng kiểm, đăng kiểm viên tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác trên cả nước.

Đáng chú ý là sai phạm của cán bộ, nhân viên Phòng Tàu sông (VR), Chi cục đăng kiểm số 6, Chi cục đăng kiểm số 9, Chi cục đăng kiểm Hải Hưng. Các hành vi vi phạm được cơ quan Công an xác định trong lĩnh vực này gồm: Nhận hối lộ; cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa; cấp thông báo năng lực cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa tại Cục ĐKVN và Phòng Tàu sông; vi phạm về hoạt động đấu thầu, mua sắm thiết bị kiểm định đường thủy...

Xuân Tình

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm