--> -->
Dòng sự kiện:

Nhiều tài xế công nghệ chuyển nghề trong “bão giá” xăng

17/03/2022 11:15

Chia sẻ
Những ngày qua, giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Đặc biệt là cánh tài xế, xe ôm công nghê, nhân viên giao hàng… thường xuyên sử dụng ô tô, xe máy để mưu sinh. Nhiều người cho biết, thậm chí họ còn phải tắt app, không nhận đơn hoặc bỏ nghề do thu nhập giảm sút.
Bình ổn giá cước vận tải tránh việc "ăn theo" giá xăng dầu Đảm bảo an sinh xã hội cho lái xe công nghệ

Lao đao vì xăng dầu

Sau kỳ điều chỉnh giá bán lẻ mới nhất (chiều 11/3), xăng E5 RON 92 tăng 2.908 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 2.990 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 28.985 đồng/lít và xăng RON 95 là 29.824 đồng/lít. Giá xăng tăng cao kỷ lục đã khiến nghề từng được xem là “hái ra tiền” một thời như taxi công nghệ, xe ôm, nhân viên giao hàng… trở nên kém hấp dẫn, thậm chí còn có những người phải bỏ nghề hoặc làm thêm nghề khác.

Nhiều tài xế công nghệ chuyển nghề trong “bão giá” xăng
Giá xăng tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các tài xế công nghệ. Ảnh: Lê Thắm

Ghi nhận trên các tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Tô Hiệu (Cầu Giấy), Chùa Láng (Đống Đa)… nơi tập trung đông đúc xe ôm công nghệ, dễ dàng nhận thấy, hiển hiện trên gương mặt của các tài xế là sự mệt mỏi và nỗi lo âu khi giá xăng dầu liên tục tăng cao.

Vừa dừng xe, nghỉ ngơi được một lúc, tiếng chuông báo hiệu có đơn hàng vang lên,chưa kịp vui mừng, anh Trần Văn Hoàng lại tỏ vẻ buồn bã khi biết đơn hàng ở tận Long Biên trong khi anh đang ở Chùa Láng (Đống Đa). Suy nghĩ khoảng 20 giây, anh quyết định hủy đơn hàng vì đường đi khá xa trong khi đó giá xăng lại tăng cao, nếu không có cuốc chạy về thì e rằng đơn hàng này sẽ bị lỗ. Anh Hoàng trải lòng, từ đầu tháng tới nay, anh không chạy lòng vòng để tìm khách như trước mà chỉ dựng xe ngồi một chỗ cố định để nhận những đơn hàng gần.

“Tôi bắt đầu làm nghề này từ thời giá xăng chỉ khoảng 12.000-14.000 đồng/lít, giờ xăng đã tăng giá hơn gấp đôi nhưng giá cước trên ứng dụng chỉ tăng nhỏ giọt. Như lần gần nhất ứng dụng tăng giá cước tính ra mỗi cuốc thu nhu nhập của tôi tăng chưa được 10%. Một tháng chạy mòn xe, mòn cả người nhưng mang về cho vợ con được không tới 10 triệu đồng”, anh Hoàng chia sẻ.

Tương tự, tại phố Nguyễn Ngọc Vũ (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) một nhóm tài xế Grab cũng đang ngồi tụ tập lại một chỗ, uống trà đá từ sáng đến tối với mục đích tiết kiệm xăng. Đối với họ, việc di chuyển đến nhiều địa điểm một cách vô định trong lúc này thì chỉ có lỗ to vì xăng đang rất đắt.

Một tài xế nói: “Trước đây, nếu có đơn đều thì một ngày tôi chạy hết khoảng 50.000 - 60.000 đồng tiền xăng. Nhưng sau lần xăng tăng giá vừa rồi, một ngày có khi phải tốn đến hơn 100.000 đồng”.Theo tìm hiểu, tùy từng loại xe khác nhau, hiện tại một ngày mỗi tài xế trong nhóm này tiêu tốn khoảng từ 80.000 - 120.000 đồng tiền xăng, nhiều hơn khoảng 35% so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.

Không những thế, số lượng đơn hàng trong ngày ở thời điểm hiện tại còn giảm đi phân nửa trong lúc dịch bệnh đang bùng phát mạnh tại Hà Nội. “Nhiều lúc có đơn nhưng ở cách xa quá thì chúng tôi cũng phải hủy đi, không nhận vì tiền thực nhận sau mỗi cuốc xe không đủ bù tiền xăng. Một số anh em khách thì đến tối sẽ tắt app đi để làm thêm việc khác vì thu nhập không đủ nuôi sống bản thân, gia đình”, một tài xế trong nhóm này cho hay.

Không chỉ riêng tài xế xe ôm, nhân viên giao hàng, các tài xế taxi cũng đang lâm vào thế khó. Thậm chí một số người còn phải bỏ nghề, bán xe vì thu nhập quá thấp. Anh Đinh Văn D. một tài xế của hãng xe Be cho biết, từ thời điểm ra Tết đến nay, những người đồng nghiệp cùng chạy xe với anh đã nghỉ quá nửa do dịch không có khách, thêm vào đó giá xăng lại tăng cao, thu nhập của tài xế giảm sút trầm trọng. Bản thân anh cũng thường xuyên tắt app không nhận các chuyến đi xa, đặc biệt là đi tỉnh bởi vì biết chắc sẽ lỗ.

“Ví dụ như với xe của tôi, giá mở cửa là 9.600 đồng, trong khi giá xăng nay đã ở ngưỡng gần 30.000 đồng/lít. Mỗi ngày chạy hết công suất tôi cũng chỉ thu về được 300.000-400.000 đồng còn nếu nhận chạy đường dài, chạy đi tỉnh, sau khi trừ hết chi phí thì chắc chắn lỗ”, anh D than thở. Cạnh đó, anh D cũng giãi bày thêm, để trở thành tài xế công nghệ, người tài xế phải bỏ ra chi phí từ 200-300 triệu để mua xe, thế nhưng, với thu nhập hiện tại, họ không đủ tiền bù vào tiền xe, thậm chí nhiều người còn phải bán xe đi và chuyển dần sang nghề khác.

Loay hoay tìm cách cân bằng

Sau khi tăng liên tục 7 kỳ điều chỉnh, giá xăng đã tăng hơn 31% từ giữa tháng 12/2021 tới nay. Áp lực giá xăng tăng kỷ lục đã khiến hàng loạt các ứng dụng có cung ứng dịch vụ taxi công nghệ như Grab hay Be buộc phải điều chỉnh giá cước để tăng thu nhập cho tài xế. Không chỉ các ứng dụng gọi xe gặp khó vì giá xăng tăng, các doanh nghiệp taxi truyền thống cũng khẳng định sẽ buộc phải tăng giá cước để giữ chân người lao động.

Tuy nhiên, mức tăng giá cước của các ứng dụng chỉ vào khoảng 5% do lo ngại giá cước tăng cao sẽ khiến hành khách chuyển sang di chuyển bằng phương tiện khác.

Nhiều tài xế công nghệ chuyển nghề trong “bão giá” xăng
Để tiết kiệm xăng, các tài xế công nghệ phải “đứng im” một chỗ chờ đơn hàng. Ảnh: Lê Thắm

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội chia sẻ, dịch Covid-19 kéo dài khiến các doanh nghiệp taxi cạn kiệt nguồn lực, giá xăng dầu tăng càng khiến lái xe mất thu nhập, ngại việc và bỏ việc.“Chắc chắn taxi sẽ phải tăng giá cước, nhưng tăng vào thời điểm nào, mức tăng như thế nào thì cần nghiên cứu và đánh giá tình hình”, ông Hùng cho hay.

Việc tăng giá cước được cho là sẽ giúp tài xế tăng thêm thu nhập giữa “bão” giá xăng nhưng theo một số tài xế, hiện nay kinh tế của người dân cũng đang gặp khó khăn, bên cạnh đó là tâm lý ngại đi xe ôm, taxi do lo sợ dịch bệnh nên lượng khách hàng giảm đi khá nhiều. Nếu tăng thêm giá cước, sẽ chỉ khiến khách hàng quay lưng với dịch vụ.

Theo họ, việc cần làm trong thời điểm này là các hãng xe công nghệ nên giảm bớt % chiết khấu để cân bằng thu nhập cho cả hai bên. Tuy nhiên, về vấn đề này, các doanh nghiệp đều cho rằng không khả thi bởi các doanh nghiệp vận tải cũng đang gặp khó khăn, thập chí thua lỗ do ảnh hưởng của dịch bệnh và không thể tiếp tục cắt giảm bớt lợi nhuận.

Có thể thấy, giá xăng dầu tăng đang khiến cho các tài xế lẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn và không thể đưa ra được giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên. Để khắc phục tình trạng này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm nhận định, giải pháp tối ưu trước mắt chính là hạ giá xăng dầu bằng cách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này.

Theo ông Lâm, xăng dầu là “máu” của nền kinh tế, được sử dụng trong hầu hết các ngành kinh tế, trong đó có những ngành phần lớn sử dụng nguyên liệu là xăng dầu như ngành vận tải. Do đó, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu là một trong những giải pháp kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu trong nước, giúp giảm chi phí đầu vào, qua đó giúp doanh nghiệp phát triển.

Còn theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, bên cạnh việc giảm thuế bảo vệ môi trường, Nhà nước nên sớm tháo gỡ bằng việc giảm thuế nhập khẩu và sử dụng quỹ bình ổn để điều tiết giá xăng dầu trong thời gian nhất định. Bởi, thời gian tới, giá xăng dầu thế giới có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và tác động đến giá xăng dầu trong nước. Khi đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung, làm gia tăng lạm phát./.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm