--> -->
Dòng sự kiện:

Nhìn lại công tác cải cách hành chính của Hà Nội năm 2023: Dấu ấu từ phân cấp, ủy quyền

31/12/2023 18:10

Chia sẻ
Nhìn lại năm 2023, có thể thấy công tác cải cách hành chính, trong đó có hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Kết quả cải cách hành chính được Trung ương và người dân ghi nhận, đánh giá cao, đặc biệt là việc lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính…
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được chú trọng Nỗ lực cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp

Thông qua phương án đơn giản hóa 211/706 thủ tục hành chính

Ngay từ đầu năm, Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo, lồng ghép nội dung công tác cải cách hành chính (CCHC) tại các hội nghị, yêu cầu nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Thành phố đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm như chuyển đổi số, chính quyền số; các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phân cấp, ủy quyền; cơ chế phối hợp trong thực hiện thủ tục hành chính nội bộ… với tinh thần 3 “rõ” (rõ quy trình giải quyết, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc; rõ thẩm quyền, trách nhiệm; rõ kết quả kiểm tra, đôn đốc, xử lý người đứng đầu trong thực thi công vụ).

Đồng thời UBND Thành phố đã chỉ đạo, phân tích, làm rõ những nội dung bị đánh giá thấp, nguyên nhân và xây dựng kế hoạch cải thiện, nâng cao các chỉ số PAINDEX, SIPAS, PCI, PAPI trong năm 2023 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 6/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, Thành phố đã chú trọng rà soát, công bố, công khai các thủ tục hành chính, xây dựng các quy trình liên thông thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc hành chính (ngoài phạm vi thủ tục hành chính); số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính; đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. UBND Thành phố đã ban hành 363 văn bản để chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn Thành phố.

Nhìn lại công tác cải cách hành chính của Hà Nội năm 2023: Dấu ấu từ phân cấp, ủy quyền
Đoàn kiểm tra công vụ của Thành phố kiểm tra đột xuất tại quận Nam Từ Liêm.

Nhằm bảo đảm việc tiếp cận, thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được đơn giản, thuận lợi, công tác công khai các quy định hành chính, thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc. Trong năm 2023, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành 60 Quyết định công bố danh mục đối với 1.233 thủ tục hành chính, trong đó ban hành mới 5 thủ tục, sửa đổi, bổ sung 1.019 thủ tục; bãi bỏ 208 thủ tục.

Văn phòng UBND Thành phố đã tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố ban hành các quyết định về việc thông qua phương án đơn giản hóa 211/706 thủ tục hành chính (đạt 29,8%). 100% thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa được công bố, công khai theo quy định. Theo đánh giá, ngoài việc rà soát, đơn giản hóa cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, còn cắt giảm thành phần hồ sơ đã phần nào giúp tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện.

Năm 2023, tổng số hồ sơ hành chính được tiếp nhận trong toàn Thành phố là 4.055.230 hồ sơ, trong đó có 99.74% hồ sơ được giải quyết trước hạn, đúng hạn. 100% các thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông theo quy định.

Tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cơ sở

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang, sau một năm triển khai thực hiện Quyết định số 4610/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của UBND Thành phố, đến nay, Thành phố đã ban hành các Quyết định ủy quyền đối với 574/613 thủ tục hành chính, đạt 94% trên số thủ tục hành chính có phương án; phê duyệt 578 quy trình nội bộ, đạt tỷ lệ 100%.

Nhìn lại công tác cải cách hành chính của Hà Nội năm 2023: Dấu ấu từ phân cấp, ủy quyền
Công chức Bộ phận xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Việc ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính đã tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiết giảm thời gian, chi phí. Đồng thời giảm tải áp lực công việc cho sở, ngành, giúp các đơn vị tập trung hơn cho nhiệm vụ tham mưu xây dựng chính sách, quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, việc ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính cũng đem lại hiệu ứng, khí thế tích cực công tác cải cách thủ tục hành chính nói riêng, cải cách hành chính của Thành phố nói chung.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị rà soát, đề xuất phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố, phương án thực hiện năm 2024, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh mong muốn, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quyết tâm, đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực…

Trong năm 2023, thành phố Hà Nội cũng xác định ưu tiên triển khai phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm. Việc triển khai đưa vào vận hành chính thức 4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung Thành phố đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đến các cấp chính quyền Thành phố.

Nhìn lại công tác cải cách hành chính của Hà Nội năm 2023: Dấu ấu từ phân cấp, ủy quyền
Công chức Bộ phận Một cửa huyện Phú Xuyên giải quyết thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe cho người dân sau khi được ủy quyền.

Bên cạnh đó, việc không thu phí, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khi nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến trên môi trường mạng đến hết ngày 31/12/2025 là một trong những giải pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn Thành phố.

Trong năm, các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tích cực, tập trung triển khai Đề án mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại các cấp. Đáng quan tâm, toàn bộ sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đã triển khai 68 mô hình, giải pháp nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, tạo sức lan tỏa tích cực trong các cơ quan hành chính Thành phố và được người dân ghi nhận, đánh giá cao.

Bước sang năm 2024, UBND thành phố Hà Nội xác định tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung vào trách nhiệm công khai, minh bạch trong việc tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, đối thoại về thủ tục hành chính và xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính.

Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết, tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cơ sở; thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính…

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm