--> -->
Dòng sự kiện:

Những bước chân không mỏi của Công an xã miền núi xa nhất Thủ đô

15/01/2024 15:52

Chia sẻ
Xa gia đình, bám cơ sở, bám dân, bất kể giờ nào, hễ nhận được thông tin phản ánh của bà con về những vấn đề liên quan tới an ninh trật tự tại địa bàn mình phụ trách là các anh lại có mặt để giải quyết kịp thời… Đó là câu chuyện thường ngày của những cán bộ Công an xã Khánh Thượng, những người không chỉ làm tốt công tác dân vận mà còn là những cán bộ vùng cao gần dân, sát dân và giỏi “ngoại ngữ vùng cao”…
Khánh thành 2 trụ sở Công an xã thuộc huyện Mê Linh Phát huy vai trò của nhân dân trong việc bảo đảm vững chắc an ninh trật tự Công an xã Minh Quang, huyện Ba Vì có trụ sở làm việc mới

Xã Khánh Thượng là một trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì, với diện tích tự nhiên 28,8km2, cách trung tâm huyện trên 30 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 82 km. Xã Khánh Thượng giáp gianh với 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Toàn xã có hơn 2.000 hộ với 9.100 nhân khẩu, trong đó số hộ là người dân tộc thiểu số chiếm 52,1%.

Thời gian qua, Công an xã Khánh Thượng luôn bám sát cơ sở, gần dân, chú trọng công tác tuần tra, kiểm soát, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và có hiệu quả.

Những bước chân không mỏi của Công an xã miền núi xa nhất Thủ đô
Công an xã Khánh Thượng phối hợp lực lượng dân phòng tổ chức thực hiện công tác tuần tra.

Theo đó, công tác tuần tra của lực lượng Công an xã được triển khai đa dạng, linh hoạt. Các tổ tuần tra của Công an xã đã chủ động sử dụng xe máy, xe đạp, đi bộ để nắm bắt mọi diễn biến, đặc biệt là trong những khu vực khó tiếp cận.

Ngoài việc thực hiện tuần tra trên các trục đường chính, Công an xã Khánh Thượng còn tăng cường kiểm soát giao thông, đặc biệt là trên các tuyến đường quan trọng nối liền với các khu vực lân cận. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Công tác tuần tra kiểm soát còn được gắn với việc tương tác, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các chương trình vận động trong từng thời điểm cụ thể như: tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm trộm cướp có nguy cơ gia tăng dịp Tết, phòng ngừa với các thủ đoạn lừa đảo, các đối tượng lợi dụng mạng xã hội giả mạo số điện thoại của các cơ quan tổ chức như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án…

Những bước chân không mỏi của Công an xã miền núi xa nhất Thủ đô
Lực lượng Công an đến tận nhà để tuyên truyền, hướng dẫn người dân các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy, vận động nhân dân tự trang bị mỗi gia đình ít nhất 1 bình phòng cháy; tuyên truyền kích hoạt định danh điện tử; tuyên truyền phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vị phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu, công cụ hỗ trợ và pháo.

Thông qua công tác tuyên truyền đã tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, xây dựng niềm tin trong nhân dân đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự của lực lượng công an. Đồng thời,người dân tự giác tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở mỗi thôn, xóm, ngõ, góp phần xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh.

K.Tiến

Lắng nghe để phục vụ nhân dân tốt hơn - hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại

Chiều 19/5, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm “Lắng nghe để phục vụ nhân dân tốt hơn”. Tọa đàm nhằm chia sẻ những vấn đề thực tiễn, đưa ra giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn để Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phát triển nền hành chính công hiện đại.

Truyền thông chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân

Vừa qua, dưới sự chủ trì của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân khu công nghiệp.

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Xem thêm