--> -->
Dòng sự kiện:

Những bước chân không mỏi, ngày đêm trông giữ hàng chục hecta rừng nguyên sinh

27/06/2022 21:25

Chia sẻ
Về với vùng đất miền cát trắng du khách thập phương ai ai cũng đều tò mò khi biết đến khu rừng Lim "độc nhất vô nhị" tại huyện miền núi Minh Hóa và khu rừng Trâm Bầu hơn 500 năm tuổi ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Để tồn tại những khu rừng như vậy, là nhờ vào sự chăm sóc và bảo vệ của người dân và những người bảo vệ rừng thầm lặng bằng trái tim.
Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An Hãy tìm mọi cách để bảo vệ những cánh rừng ở Việt Nam Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng Hà Tĩnh: Nắng nóng kéo dài, tăng cường giám sát phòng chống cháy rừng

Dưới thời tiết nắng chói chang, chúng tôi tìm về khu rừng Lim "độc nhất vô nhị" nằm ở đỉnh Cồn Lim (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình). Đây là khu rừng nguyên sinh, xung quanh là những dãy núi, đồi trùng điệp giữa đại ngàn Trường Sơn. Khu rừng Lim quý hiếm này còn nguyên vẹn đến hôm nay là nhờ công lao, bảo vệ nghiêm ngặt của ông Trương Quốc Đô (72 tuổi, ở làng Yên Thọ, xã Tân Hóa).

Chỉ về khu rừng, ông Đô kể lại: Sinh ra và lớn lên khi đất nước đang chiến tranh, tôi chứng kiến khu rừng này hứng nhiều bom đạn khiến những cây cổ thụ ngã gục xuống, sau chiến tranh thì khu rừng lâm đại nạn "lâm tặc" đua nhau khai thác trái phép gỗ quý. Thấy rừng kiệt quệ, những cây Lim, cây Táu bị tàn phá, tôi đau nhói trong tim mà không tài nào ngăn được.

Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân bảo vệ, tôi tình nguyện nhận ngay 17 hecta rừng để giữ, chăm sóc và bảo vệ. Gác công việc đồng áng, hằng ngày tôi lên rừng sống với cây, tuần tra, canh gác trên khu rừng Cồn Lim. Từ đó, nhiều cây Lim cổ thụ quý hiếm với tuổi đời trên trăm năm, trị giá bạc tỷ, những cây lớn có đường kính to khoảng từ 0,5-1m được tôi gìn giữ, trông coi như là "báu vật".

Những bước chân không mỏi, ngày đêm trông giữ hàng chục hecta rừng nguyên sinh
Những cây Lim có hàng trăm năm tuổi trong khu rừng ông Đô trông coi.

“Biết rằng gỗ Lim có giá trị lớn nên nhiều lái buôn đã tìm đến nhà tôi để hỏi mua cây nhưng tôi đều từ chối không bán. Nhiều người hỏi mua không được thì dọa đốn chặt. Với quyết tâm bảo vệ khu rừng Lim này, tôi và gia đình không ít phen lao đao, vất vả, thậm chí đổ máu”, ông Đô kể lại.

Ông Nguyễn Công Chung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa cho biết: “Mặc dù diện tích đất rừng trên địa phương chưa giao hẳn hoàn toàn cho ông Đô, nhưng với uy lực và sự bảo vệ nghiêm ngặt của ông Đô, khu rừng mới có thành quả như hôm nay. Ông Đô là tấm gương sáng điển hình trong công tác bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn, truyền cảm hứng cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Rời miền sơn cước chúng tôi về cửa biển gặp ông Dương Minh Huy (SN 1960) – Đội trưởng đội bảo vệ rừng Trâm Bầu ở thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Ông Huy dẫn chúng tôi đến khu rừng Trâm Bầu hơn 500 tuổi. Tại đây chúng tôi tận mắt chứng kiến một khuôn viên xanh nằm trên bãi cát như một bức "bình phong" trong thơ ca.

Dẫn chúng tôi theo lối đường mòn nhỏ, hẹp xuyên qua những nhà dân mới ra khu rừng, ông Dương Minh Huy kể: "Rừng Trâm Bầu cổ thụ ở thôn Thanh Bình này có từ thời khai canh lập làng, đến nay cũng hơn 500 năm. Rừng Trâm Bầu nơi đây trải dài trên 4km, rộng hơn 150 hecta".

Những bước chân không mỏi, ngày đêm trông giữ hàng chục hecta rừng nguyên sinh
Ông Dương Minh Huy, Đội trưởng đội bảo vệ rừng trâm bầu.

Người dân nơi đây cho biết rừng Trâm Bầu ở thôn Thanh Bình có thảm thực vật vô cùng phong phú, nhiều loài chim cư ngụ như: Chào mào, vành khuyên, cu gáy, nhông cát và nhiều loài bò sát, lưỡng cư khác cùng sinh sống. Cộng sinh với trâm bầu là cây Mà Ca, Lộc Vừng, rồi có cả quần thể sâm Mã Lai có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Từ những loài chim làm cảnh, cây cối có tác dụng đó đã gây sự chú ý đến những nhóm săn bắt, và khai thác những loài cây về làm thuốc gây ảnh hưởng đến khu rừng trong những năm qua.

Vịn tay vào những cây Trâm Bầu hàng trăm năm tuổi, ông Huy kể: “Năm 1959, chính thức có Đội bảo vệ rừng 11 người, nay chỉ còn 5 thành viên. Những thành viên được chọn làm bảo vệ rừng phải có uy tín, trách nhiệm, được người dân trong thôn bầu lên.

Tôi tham gia công tác bảo vệ rừng Trâm Bầu đến nay được 38 năm. Không chỉ là công việc mà còn là trách nhiệm, tình yêu thương dành cho khu rừng cổ. Tôi coi rừng Trâm Bầu như cuộc sống của mình, mỗi ngày tôi đều rảo bước quanh khu rừng, vừa trông coi vừa ngắm nhìn những rặng cây Trâm Bầu xanh tốt”.

Ông Phạm Minh Phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Quảng Xuân cho biết: Khu rừng Trâm Bầu trên địa phương có từ bao đời nay, để được như hôm nay nhờ vào vào đội bảo vệ rừng và người dân chung tay bảo vệ. Cây Trâm Bầu có tính chất chắn cát và lọc nước giúp người dân ổn định canh tác hoa màu. Hiện khu rừng này thuộc rừng nguyên sinh và rừng trồng thuộc kiểm lâm quản lý vào rừng phòng hộ ven biển. Đội bảo vệ rừng Trâm Bầu theo quy ước từ bao thế hệ để lại, họ chỉ được hỗ trợ từ người dân, mỗi thành viên được 8 tạ thóc/năm.

Điều thú vị khi mỗi người dân hay du khách khi đến với những khu rừng là được ngắm nhìn nền trời xanh đầy nắng gió và ngắm rất nhiều ngọn núi cao khác cũng như bầu nước biển trong xanh do dãy Trầm Bầu chặn lại. Khung cảnh này như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi non hùng vĩ.

Nguyễn Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm