
Nỗ lực phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức
27/06/2022 20:07
Kỳ vọng bức tranh đường sắt đô thị Thủ đô Hiệu quả từ phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến Bước chuyển mình của giao thông Thủ đô |
Theo đại diện Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội, Hà Nội xác định sẽ phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô ngày càng được đồng bộ. |
Đặc biệt, Thành phố luôn xác định đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao. Trong đó, nổi bật là tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận hành từ ngày 6/11/2021; tuyến đường sắt số Nhổn - ga Hà Nội; tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; tuyến đường sắt đô thị Trần Hưng Đạo - Hoàng Mai; tuyến đường sắt đô thị số Văn Cao - Hòa Lạc…
Cùng đó, Hà Nội tiếp tục phát triển mạng lưới tuyến buýt, trong đó chú trọng loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường (xe buýt điện, sử dụng nhiên liệu sạch CNG...) phấn đấu đến năm 2025 đoàn phương tiện xe buýt có khoảng 4.000 - 4.500 xe, sức chứa bình quân 60 chỗ, với tỉ lệ phương tiện sạch đạt 20%, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tới các khu dân cư tập trung vùng ngoại thành, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm hành chính...
Tổ chức và phát triển mạng lưới tuyến buýt kế cận kết nối với các tỉnh liền kề góp phầm giảm cơ học các phương tiện cá nhân từ các tỉnh liền kề, qua đó giảm áp lực giao thông cho thành phố. Rà soát điều chỉnh hợp lý hóa luồng tuyến theo hướng giảm trùng tuyến, cắt giảm lộ trình bất hợp lý, điều chỉnh tăng cường kết nối xe buýt thường với tuyến BRT và các tuyến đường sắt đô thị.
Chủ động, tích cực trong hợp lý hóa và phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hành khách tiếp cận dịch vụ và xe buýt vận hành.
“Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống hạ tầng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 13 làn đường riêng với tổng số 60,8km đường ưu tiên, với 21 điểm trung chuyển trong đó có 2 điểm trung chuyển đa phương thức. Đồng thời, tăng mức độ bao phủ của điểm dừng để 80% người dân có thể tiếp cận dịch vụ xe buýt; đẩy mạnh phát triển hệ thống thẻ vé thông minh liên thông…” - bà Trần Thị Phương Thảo chia sẻ.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Dự báo giá vàng có thể giảm vào tuần tới

Dự báo đồng USD tuần tới chịu áp lực lớn từ chính sách thuế quan của Mỹ

Thắng Thanh Hóa 2-1, Nam Định tiến sát ngôi vô địch V.League 2025

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo
