--> -->
Dòng sự kiện:

Nơi an trú những yêu thương

05/05/2021 20:39

Chia sẻ
Nằm trong con ngõ yên tĩnh ở số 447 Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), “ngôi nhà” mang tên Thiên Thần Nhỏ từ lâu đã là nơi an trú của những em nhỏ bị rối loạn phát triển. Nơi đây đã từng dìu dắt những đứa trẻ vững bước vào đời, hòa nhập cuộc sống. “Người mẹ” của đàn con đến với ngôi nhà này là cô Nguyễn Thị Mai.
Thắp sáng nụ cười cho người khiếm thị Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn Tình người giữa đại dịch Covid-19

Tìm về miền cảm xúc

Nhà bé A.K ở tận thị trấn Đông Anh, cách Trung tâm giáo dục đặc biệt Thiên Thần Nhỏ của cô Mai hơn 15 km. Khi đến với Trung tâm, bé A.K mới được ba tuổi rưỡi, nhận thức rất hạn chế, hay nói linh tinh và chưa nói được câu dài. Mẹ A.K thì bị thấp khớp nên hay đau yếu, bố của bé thì đi công trình xa, thế nhưng ngày nào cũng vậy, mẹ bé kiên trì đưa con đến Trung tâm, hôm thì đi xe bus, hôm thì đi taxi, có những hôm trời mưa chị phải ăn cơm tạm ngoài quán rồi lại về Trung tâm chờ con.

Chính vì sự nỗ lực và kiên trì của mẹ và cô mà A.K đã học tập rất tiến bộ. Con nhận thức tốt lên và tập trung hơn, nói nhiều hơn, đúng ngữ cảnh hơn. Tưởng chừng như tiến bộ như vậy thì mẹ bé A.K sẽ cho con nghỉ học nhưng chị lại rất tin tưởng cho con học tiếp Lớp tiền tiểu học tại Trung tâm để con học làm quen dần các kỹ năng bước vào học lớp 1. Và điều đó đã làm A.K hòa nhập rất tốt tại trường tiểu học.

Nơi an trú những yêu thương
Một giờ học tại Trung tâm giáo dục đặc biệt Thiên Thần Nhỏ

“Sau khi rời Trung tâm bước vào tiểu học như bao đứa trẻ khác, mẹ bé A.K thường xuyên chụp ảnh bài viết và bài làm toán của bé gửi cho “Mẹ Mai” và các cô ở Trung tâm Thiên Thần Nhỏ với một niềm hạnh phúc vô bờ”, cô Mai xúc động chia sẻ.

Cô Mai kể, có bạn nhỏ H.H nhà ở Gia Quất, Long Biên, vào học tại Trung tâm từ tháng 3/2019. Khi đó H.H rất nhút nhát và nhận thức còn ít, chưa biết nói. Bố mẹ và ông bà rất lo lắng về tình hình của con. Tuy nhiên sau một quá trình học tại Trung tâm hơn 1 năm, với phương pháp can thiệp đúng đắn, bài bản và sự tin tưởng, kiên trì kết hợp cùng với gia đình mà con đã tiến bộ vượt bậc, con hát, con nói và nhận thức rất tốt.

Đến tháng 6/2020, sau khi cô đánh giá lại thì thấy con đã đủ điều kiện tốt nghiệp, H.H đã hòa nhập rất tốt tại trường mầm non công lập. Cho đến bây giờ, cô Mai vẫn còn nhớ mãi hình ảnh ngày ngày ông của bé cần mẫn đạp xe đưa đón cháu đi học bởi bố mẹ H.H còn phải đi làm. Chính vì sự cố gắng và kiên trì của Trung tâm và gia đình mà H.H đã có kết quả tốt như ngày hôm nay.

Không chỉ có các bé ở Hà Nội được đến với vòng tay của “Mẹ Mai”, mà từ ở những nơi xa các con cũng tìm về ngôi nhà Thiên Thần Nhỏ để sớm được hòa nhập cộng đồng. Trường hợp của bạn T. ở Sơn La được mẹ cho tới Trung tâm khi mới 20 tháng tuổi do chậm phát triển ngôn ngữ. Thời điểm trước khi T. được can thiệp bé có biểu hiện chậm về nhận thức và chưa nói được từ có nghĩa. Gia đình bé rất lo lắng nên đã cho con về Hà Nội để can thiệp. Sau 4 tháng T. đã hòa nhập tốt ở mầm non nên gia đình rất phấn khởi.

Hà Nội có một “ngôi nhà” như thế
Cô Nguyễn Thị Mai cùng các cô ở Trung tâm Thiên Thần Nhỏ luôn bàn bạc giáo trình nhằm giúp các con có thể tiến bộ nhanh nhất

Chị Bích Ngọc, mẹ của T, xúc động chia sẻ: “Giờ Bi (tên gọi ở nhà của T.) đã biết sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện. Các cô đã rất quan tâm đến Bi, giáo án cho con rất tận tâm, chỉ cần nhìn vào đó là tôi đã biết các cô đã phải quan sát con và dựa vào tính cách của con để xây dựng, trong đó có sự phối hợp của gia đình và trung tâm, giúp Bi tiến bộ rất nhanh. Cảm ơn các cô đã dành cho con mọi tình yêu thương như một người mẹ”.

Cảm động trước tấm lòng của cô Mai và các cô tại Trung tâm Thiên Thần Nhỏ, phụ huynh Bùi Vân Anh chia sẻ: “Nghe cô Mai thông báo con tốt nghiệp mà mẹ Bo sung sướng cả đêm mừng vui đến mất ngủ. Cảm ơn cô rất nhiều, người mẹ thứ hai của Bo đã có công dạy con như ngày hôm nay”. Hay như phụ huynh Phạm Hữu Thái: “Nhìn lại chặng đường vừa qua của cháu, tôi chưa từng dám mơ rằng chỉ trong một năm, con lại có sự tiến bộ tuyệt vời như thế. Cảm ơn cô đã luôn bên con, yêu thương giúp đỡ con, tận tâm tận lực vì con”.

Dù làm công tác quản lý, nhưng cô Mai luôn theo dõi sát từng em để hiểu tâm lý và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất. Đó cũng chính là điều mà nhiều phụ huynh tin tưởng bởi ở Trung tâm, các con được chính người điều hành cao nhất của Trung tâm quan tâm uốn nắn từng ly từng tí.

Lắng nghe sự khác biệt của các “Thiên thần nhỏ”

Cô Mai cho biết, năm 2017, dưới sự hỗ trợ của Ban chấp hành Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, cô đã đứng ra thành lập Trung tâm hỗ trợ phục hồi chức năng và giáo dục đặc biệt trẻ khuyết tật trí tuệ với tên gọi Trung tâm giáo dục đặc biệt Thiên Thần Nhỏ.

Đội ngũ nhân sự được cô Mai đứng ra tuyển chọn là những thầy cô giáo có tâm huyết và yêu trẻ, tốt nghiệp các chuyên ngành mầm non, tâm lý, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội… Tại Trung tâm, các thầy cô được đào tạo kiến thức chuyên môn bài bản và cập nhật kiến thức liên tục để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các bạn học sinh.

“Tiêu chí về chất lượng giáo dục của trung tâm là tôn trọng sự khác biệt của trẻ; coi sự tiến bộ của học sinh là quan trọng nhất; chương trình can thiệp, giáo án phải bài bản và đầy đủ; đội ngũ giáo viên chuyên môn bài bản và tâm huyết, yêu thương trẻ; nói “không” với bạo hành trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia học tập; luôn sẵn sàng chia sẻ - lắng nghe - kết nối thường xuyên cùng với phụ huynh để việc can thiệp cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất, phụ huynh tin tưởng và yên tâm khi cho con theo học tại Trung tâm.

Hà Nội có một “ngôi nhà” như thế
Các cô luôn sẵn sàng lắng nghe các con chia sẻ cảm xúc của mình

Hiện nay với đội ngũ giáo viên đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã vươn lên không ngừng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các trẻ chậm nói; trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ nói ngọng, trẻ khó khăn về học, trẻ có dấu hiệu khuyết tật trí tuệ khác…”, cô Mai cho biết.

Tương tác với phụ huynh cũng là một phương pháp mà cô Mai chú trọng. Cô cho tăng cường kết nối với các bậc phụ huynh về vấn đề học tập của con, định kỳ trao đổi học tập trực tiếp giữa giáo viên và phụ huynh, đưa thông tin của Trung tâm lên mạng internet để chia sẻ những kiến thức và thông tin cho các bậc phụ huynh…

Để Trung tâm hoạt động hiệu quả, cô Nguyễn Thị Mai luôn đổi mới phương pháp dạy và học với nhiều sáng kiến để giúp trẻ dễ nắm bắt. Trong đó, tăng cường đào tạo chuyên môn cho giáo viên để cập nhật các kiến thức mới. Cô Mai còn cầm tay chỉ việc, đào tạo thực tế cho các cô giáo mới trong các tiết dạy học.

Với mong muốn tạo động lực cho những gia đình có con bị rối loạn phát triển được phát hiện và can thiệp sớm để có thể hòa nhập cuộc sống, cô Nguyễn Thị Mai đã không quản khó khăn để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng, sẻ chia những lo lắng, mang niềm vui đến cho các gia đình có con bị rối loạn phát triển.

Cô Nguyễn Thị Mai - Giám đốc Trung tâm giáo dục đặc biệt Thiên Thần Nhỏ:

Hà Nội có một “ngôi nhà” như thế
Cô Nguyễn Thị Mai - người "mẹ" không quản khó khăn để giúp các "con" sớm hòa nhập cộng đồng

“Tôi đã làm việc với trẻ đặc biệt từ 2006, bản thân đã gặp nhiều trường hợp khác nhau, từ đó tôi nhận thấy nỗi lo âu trong mắt mỗi người cha, người mẹ khi con mình không được bình thường như những đứa trẻ khác. Bản thân các con cũng có thể mất đi cơ hội hòa nhập với cuộc sống.

Chính vì thế, tôi mong muốn được mang hết khả năng của mình cải thiện khiếm khuyết cho các con. Mong rằng các bậc phụ huynh khi phát hiện con mình bị chậm so với mốc phát triển bình thường thì hãy cho con được can thiệp sớm để có cơ hội hòa nhập cao. Tương lai của con cũng phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ”.


Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm