--> -->
Dòng sự kiện:

Nỗi lòng cha mẹ già nơi phố thị: Nhớ “mùi” quê hương

09/03/2021 18:04

Chia sẻ
Trong cuộc sống, đôi khi người con “đổi đời” thành công, muốn báo hiếu bằng cách đưa cha mẹ lên phố ở cùng nhưng vô hình trung lại không hiểu được nỗi lòng của bậc sinh thành.
Ký ức của người quê ra phố Người quê trong lòng phố

Trong những chương trình Quán Thanh xuân gần đây, ngoài đặc trưng là phần trò chuyện của các vị khách mời cùng những giai điệu vang lên thì còn những tiểu phẩm mà ekip muốn gửi gắm thông điệp đến khán giả.

Ví như, Quán Thanh xuân tháng 3 với chủ đề “Người quê ra tỉnh” có 2 tiểu phẩm: Phần đầu là câu chuyện người mẹ đưa con lên thành phố nhập học, phần kết là câu chuyện người con thành đạt ở phố muốn mẹ lên sống cùng. Đó là những câu chuyện điển hình của người mẹ ở nông thôn Việt Nam.

Trong trong sâu thẳm trái tim của cha mẹ, hẳn ai cũng mong muốn con cái thoát ly khỏi nơi đồng quê vất vả, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đối với họ mà nói, không cách thoát ly nào tốt hơn là đỗ đại học.

Nỗi lòng cha mẹ già nơi phố thị: Nhớ “mùi” quê hương
Niềm hạnh phúc của cha mẹ là con cái được lên phố, đổi đời nhưng chưa hẳn họ đã muốn rời quê lên phố.

Đỗ đại học đồng với việc được lên thành phố học hành, sinh sống rồi làm việc, là không phải tần tảo sớm hôm với đồng áng, là được “đổi đời”. Cho con đi học đại học là cha mẹ đã gửi gắm một tương lai xán lạn cho con, là sự mở mày, mở mặt với dòng tộc, xóm làng.

Nhưng trước khi chạm tới tương lai “đổi đời” thì ngày nhập học của con cũng ghi dấu nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” của các bậc phụ huynh. Bởi, khi con nhập học cha mẹ phải lo muôn thứ chuyện, nhất là vấn đề tiền nong.

Người ở quê hầu như không có lương, kiếm được đồng tiền rất khó khăn nên mỗi khi có việc cần tiền là họ phải bán thóc, bán gà, bán lợn…

Cùng với đó là nỗi lo lần đầu con xa quê sợ con không có người bảo ban học hành sẽ dễ hư hỏng, sợ con không có cái ăn, cái mặc nên cha mẹ thường chuẩn bị nhiều đồ dùng lích kích.

Như trong tiểu phẩm, phần đối đáp giữa hai mẹ con: “Ở thành phố cái gì cũng có, cũng sẵn nhưng không có người thân” khiến nhiều người liên tưởng đến giai điệu trong bài hát quen thuộc “Ngẫu hứng phố” của nhạc sĩ Trần Tiến: “Hà Nội cái gì cũng rẻ, chỉ có “đắt” nhất tình người thôi”.

Phần tiếp của câu chuyện là khi con cái đã thực hiện giấc mơ “đổi đời” nơi phố thị lại mong muốn được đưa cha mẹ lên phố để hưởng sự sung sướng. Tất nhiên, không nhiều người con có thể hiểu được cuộc sống nơi phố thị và nông thôn hoàn toàn khác nhau mà cha mẹ mình khó lòng hòa nhập được.

Trong tiểu phẩm, khi người con nghĩ: “Đón mẹ lên phố để được gần gũi và lo cho mẹ một cuộc sống đầy đủ” nhưng lại chưa tìm hiểu xem điều đó đã làm mẹ vui vẻ, thoải mái. Người mẹ cả đời sống ở quê, giờ rời xa nó với biết bao nỗi lo toan: “Mẹ sống ở quê quen rồi, lên đây lạ nhà, tinh thần không được thoải mái. Chưa kể ở quê lấy ai hương khói cho các cụ, cho bố con. Mẹ biết các con lo cho mẹ ở một mình nhưng mẹ không thể rời xa những thứ thân thuộc được. Thành phố đủ đầy nhưng không bằng mùi quê hương đâu con ạ”.

Theo các chuyên gia tâm lý, có một thực tế ngay cả khi sống cùng với con cháu, bậc cha mẹ vẫn thường xuyên phải chịu cảnh cô đơn. Cuộc sống ở nông thôn tuy có khó khăn về vật chất nhưng người già có họ hàng gần gũi, nhiều bạn bè để trò chuyện, thăm hỏi nhau nên đời sống tinh thần vẫn thoải mái hơn.

Nếu con cái đưa cha mẹ ra sống cùng để tiện chăm sóc mà các cụ vui vẻ, sống hạnh phúc thì điều này là rất đáng quý vì không phải ai cũng có điều kiện đưa cha mẹ ở quê ra ở cùng.

Tuy nhiên, việc vội vàng hay ép bằng được cha mẹ già ở quê ra phố mà không có sự chuẩn bị tâm lý tốt cho các cụ, để các cụ sống lủi thủi cô đơn ngay ở bên cạnh mình sẽ không còn là báo hiếu mà là… bất hiếu.

Rõ ràng “mùi” quê là điều gì đó thật thiêng liêng, gần gũi và ấm áp mà trong mỗi chúng ta dù đi xa bao năm vẫn mong muốn được trở về. Đó như một sự về cội mà có lẽ chỉ những người “đứng” tuổi mới có thể cảm nhận được.

T.Lê

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm