--> -->
Dòng sự kiện:

Nút mở cho hệ sinh thái khởi nghiệp

16/05/2023 08:09

Chia sẻ
Trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp, trường đại học (ĐH) không chỉ là nơi đào tạo con người, ươm mầm khát vọng mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác với doanh nghiệp để thương mại hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đời sống. Thực tiễn sinh động này đã và đang được cụ thể hóa tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học, công nghệ và khởi nghiệp hàng đầu của cả nước, trong đó có mô hình đại học ĐH khởi nghiệp.
Khuyến khích và bảo vệ thanh niên dám khởi nghiệp, dám đổi mới sáng tạo Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên

Sôi nổi hoạt động nghiên cứu khởi nghiệp

Trong thời gian gần đây Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) TP.HCM liên tiếp phối hợp với một số trường ĐH lớn trên địa bàn tổ chức nhiều hội thảo chủ đề về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nhận được sự tham gia của đông đảo cán bộ, giáo viên và sinh viên. Đơn cử, giữa tháng 5/2023, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp với Sở KHCN tổ chức hội thảo: “Vai trò của lãnh đạo nhà trường trong xây dựng mô hình ĐH khởi nghiệp”.

Nút mở cho hệ sinh thái khởi nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian hàng đổi mới, sáng tạo của sinh viên (Ảnh: CP)

Tại hội thảo, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đã chia sẻ nhiều mô hình trường ĐH khởi nghiệp; thảo luận, chia sẻ về tầm quan trọng của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như vai trò của lãnh đạo nhà trường trong việc xây dựng mô hình trường ĐH khởi nghiệp sáng tạo mở.

Nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong môi trường ĐH, giữa tháng 4/2023, Sở KHCN TP.HCM phối hợp với ĐH Nông lâm thành phố tổ chức hội thảo: “ĐH khởi nghiệp - thương mại hóa và chuyển giao công nghệ trong trường ĐH”. Tại đây các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã chia sẻ về các mô hình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học; chia sẻ những kinh nghiệm trong việc triển khai, lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học trong ĐH khởi nghiệp.

Tương tự, trước đó vào cuối tháng 3/2023, Trường ĐH Y Dược TP.HCM phối hợp với Sở KHCN tổ chức hội thảo: “Xây dựng mô hình hệ sinh thái trong ĐH khởi nghiệp”. Theo đại diện Trường ĐH Y Dược TP.HCM: Thời gian qua, tiềm năng nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của ĐH Y Dược chưa được khai mở hết. Vì thế cần phải tối ưu hóa, truyền cảm hứng hỗ trợ các giảng viên, sinh viên và các ngành học khác nhau thực hiện các nghiên cứu và dự án đổi mới sáng tạo.

Tại những hội thảo nói trên, bên cạnh các phiên thảo luận chuyên đề còn diễn ra hoạt động triển lãm sản phẩm nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp của sinh viên cũng như việc ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận nhằm thiết lập quan hệ hợp tác và phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường, các cam kết hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, tiếp cận nguồn vốn, sở hữu trí tuệ… cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp từ các giảng viên, sinh viên.

Bạn Nguyễn Phương Thảo, sinh viên đang theo học chuyên ngành hóa dược của một trường ĐH tại TP.HCM chia sẻ: Bản thân đến với hội thảo để tìm hiểu các định hướng, được trao đổi với các chuyên gia, sinh viên về hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Đặc biệt để được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của các tác giả có ý tưởng về sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hóa dược mà bản thân đang đeo đuổi, qua đó nhằm hoàn thiện ý tưởng cũng như tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp của mình.

Theo bà Phan Thị Quý Trúc – Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ - Sở KHCN TP.HCM: Thông qua các hoạt động hội thảo, Sở KHCN và các đơn vị tổ chức mong muốn cung cấp thêm thông tin cho giảng viên, học viên, sinh viên nhà trường có khát khao khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tiếp cận các kiến thức thực tiễn và tiếp cận với các chuyên gia trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Cần chính sách hỗ trợ

Các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp đều cho rằng, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là xu thế không thể cưỡng lại, thậm chí đang là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trong cuộc cách mạng 4.0, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của các trường ĐH.

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM: Thời gian qua, Thành phố là “cái nôi” hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho gần 1.840 dự án khởi nghiệp. Mỗi năm Thành phố đã phối hợp với các cơ sở ươm tạo và trường ĐH tổ chức gần 10 cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; trung bình có khoảng gần 200 dự án được lựa chọn từ các dự án này để đưa vào các chương trình ươm tạo. Thành phố cũng đã phối hợp với các cơ sở ươm tạo, trường ĐH thực hiện ươm tạo và phát triển sản phẩm, công nghệ cho hơn 950 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Nút mở cho hệ sinh thái khởi nghiệp
Gian hàng trưng bày sản phẩm từ các dự án khởi nghiệp. Ảnh: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tại hội thảo: “ĐH khởi nghiệp – Thương mại hóa và chuyển giao công nghệ trong trường ĐH” tổ chức vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Hiện nay các trường ĐH đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp (startup). Sinh viên cần được chuẩn bị năng lực kỹ năng, các điều kiện hỗ trợ để khởi nghiệp... ngay tại môi trường ĐH. Vì thế các trường ĐH cần tiếp cận, nghiên cứu, triển khai để trở thành thành tố tích cực trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

Theo đại diện Sở KHCN TP.HCM: Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Thành phố hình thành từ năm 2016, đến nay phát triển năng động, dẫn đầu cả nước. Thành phố hiện có 34 cơ sở ươm tạo - tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, 10 không gian làm việc chung, hơn 100 trường ĐH và cao đẳng có hoạt động đổi mới sáng tạo, hơn 60 quỹ đầu tư, hơn 250 chuyên gia - cố vấn khởi nghiệp. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp của Thành phố hiện nay khoảng gần 2.000 doanh nghiệp (chiếm 50% so với cả nước), hằng năm các doanh nghiệp khởi nghiệp thu hút khoảng 60 % lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam.

“Một trong những định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023 của TP.HCM là phát triển các mô hình thương mại hóa trong trường ĐH. Điều này đòi hỏi việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học thông qua mô hình trường ĐH. Nếu thực hiện thành công sẽ mở rộng phạm vi hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đổi mới sáng tạo, từ đó có thể tiếp cận đến thị trường nước ngoài”, đại diện Sở KHCN TP.HCM cho hay.

Những năm gần đây, Chính phủ đặc biệt quan tâm và ban hành nhiều đề án hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó có các trường ĐH. Đơn cử là Đề án 844 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Đề án 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025. Mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu 100% các ĐH, học viện, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Xuân Tình

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm