--> -->
Dòng sự kiện:

Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả

24/07/2024 10:56

Chia sẻ
Chiều 23/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát và luật sư đối với các bị cáo trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty Cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm Gia đình Trịnh Văn Quyết sẽ dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Cuối giờ chiều 23/7, trước bục khai báo, bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC khai bị cáo có tham vọng phát triển Công ty Faros thành công ty lớn mạnh trong lĩnh vực xây dựng, đủ sức thực hiện các dự án nội bộ tại Tập đoàn FLC và bên ngoài. Cho tới khi bị khởi tố, bắt tạm giam, bị cáo cơ bản đã thực hiện được ý tưởng này.

Theo bị cáo Quyết, sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), Công ty này đã thực hiện các dự án trong hệ thống của Tập đoàn FLC. Trong đó, Công ty Faros đã thi công nhiều công trình rộng hàng ngàn ha và các tòa tháp tại Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa...

Ông Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân đủ để khắc phục hậu quả
Bị cáo Trịnh Văn Quyết mong muốn được tạo điều kiện dùng số tài sản bị phong tỏa, kê biên để khắc phục hậu quả.

Bên cạnh đó, Công ty Faros còn thi công các dự án cho chủ đầu tư khác như xây dựng công viên văn hóa chủ đề "ấn tượng Hội An" (nhà hát biểu diễn ngoài trời hơn 3.360 chỗ ngồi và nhà hát biểu diễn trong nhà 1.000 chỗ ngồi tại tỉnh Quảng Nam); xây dựng khu đô thị ở Đà Nẵng.

Công ty Faros là tâm huyết của bị cáo, từ khi mua lại Công ty Faros, bị cáo chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ cổ phiếu và mua thêm. Tuy nhiên, thời điểm năm 2020 - 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bị cáo gặp khó khăn về tài chính nên mới phải bán cổ phiếu của Công ty Faros. Trong suy nghĩ và kế hoạch của mình, bị cáo mong bán ra rồi sẽ mua lại nhưng chưa thực hiện được việc mua lại thì bị bắt vào năm 2022.

Trong khi đó, đại diện Công ty Faros cho hay, trước và sau giai đoạn bị cáo Quyết bị bắt, doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, hiện vẫn là tổng thầu các công trình cho Tập đoàn FLC. Song mã ROS của Công ty đã bị đình chỉ niêm yết trên sàn chứng khoán từ tháng 8/2022 do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

Trịnh Văn Quyết khai, dù bán cổ phiếu ROS với giá 2.000 đồng nhưng tin tưởng Công ty đang rất tốt, cả hệ thống vận hành tốt, làm chủ các dự án quy mô lớn. Theo thông tin từ bị cáo Quyết, tài sản của bị cáo vẫn đang được thế chấp cho các khoản vay của Công ty Faros, chưa tất toán và ngoài các tài sản này không còn gì khác.

Về trách nhiệm dân sự lên tới 4.300 tỷ đồng cho cả 2 tội danh "Thao túng thị trường chứng khoán", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" như cáo trạng quy kết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, cho rằng nếu bị Hội đồng xét xử tuyên án phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân đang bị phong tỏa, kê biên của mình (ước tính khoảng 5.000 tỷ đồng) để khắc phục.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết mới được cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản "tâm huyết" là hãng hàng không Bamboo Airways và trước mắt đã thu được gần 200 tỷ đồng. Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra. Số tiền 500 tỷ đồng tiếp theo nhận từ việc bán Hãng hàng không Bamboo Airways, cũng sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả vụ án.

Trước đó, trình bày tại Toà, bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ Trịnh Văn Quyết) cho biết, tất cả tài sản mà cơ quan điều tra phong tỏa, kê biên trong giai đoạn điều tra vụ án đều là tài sản chung của hai vợ chồng. Nhiều tài sản cũng đang được thế chấp để vay tiền tại một số ngân hàng.

"Tôi đồng ý dùng toàn bộ tài sản đó để khắc phục hậu quả, vì mong muốn của anh Quyết trong suốt quá trình bị tạm giam là bán tài sản, vay mượn người thân và bạn bè để khắc phục hậu quả vụ án này", bà Diệp trình bày.

Cũng theo vợ của bị cáo Trịnh Văn Quyết, những tài sản bị phong tỏa, kê biên và tài sản thế chấp ngân hàng đã được gửi hồ sơ cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Do đó, bà không thể biết chính xác.

Bà Diệp cho biết, tính đến ngày 23/7, gia đình thực hiện mong muốn của bị cáo Quyết, tiếp tục huy động và vay mượn để nộp khắc phục thêm 25,1 tỷ đồng. Trước khi phiên toà diễn ra, bà Diệp đã thay mặt chồng nộp thêm 23 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền bị cáo Trịnh Văn Quyết khắc phục hậu quả vụ án gần 240 tỷ đồng.

Mộc Thanh

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Những ngày này, trong không khí sôi động của cả nước hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn như Ngày Giải phóng miền Nam, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Ứng Hòa hân hoan đón chào Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức.

Nhận định trận Fulham vs Everton: “Vua hòa” liệu có phá dớp tại Craven Cottage?

Trận giữa Fulham và Everton diễn ra vào lúc 21h00 ngày 10/5 thuộc khuôn khổ vòng 36 Ngoại Hạng Anh 2024/25 trên sân Craven Cottage. Cả hai đội đều đang trải qua những giai đoạn không mấy suôn sẻ, hứa hẹn một cuộc đối đầu khó đoán và đầy toan tính. Đội khách Everton, vốn đã có tiếng là “vua hòa” nên họ sẽ chơi thận trọng để giành lấy một điểm trên sân khách.
Xem thêm