--> -->
Dòng sự kiện:

Phát huy giá trị của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục

12/07/2024 19:39

Chia sẻ
Cấp ủy, chính quyền các cấp cùng nhân dân huyện Đông Anh đã và đang tích cực giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục. Qua đó, tạo động lực và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Nhân lên những tuyến đường hoa đô thị ở Cổ Loa Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân

Trải qua hơn 300 trăm năm tồn tại và phát triển, nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) đang ngày càng phát huy giá trị, góp phần lan tỏa nét văn hóa đặc sắc của vùng đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Theo ông Nguyễn Thế Nghị - Trưởng Ban Văn hóa làng Đào Thục, nghề múa rối nước ở làng có từ thời Hậu Lê, do tổ nghề là cụ Đào Đăng Khiêm truyền dạy cho nhân dân địa phương.

Phát huy giá trị của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục
Thủy đình - nơi diễn ra các buổi biểu diễn múa rối nước ở làng Đào Thục.

Trong quá trình phát triển nghề múa rối nước, bên cạnh những tích trò cổ đã được lưu giữ từ ngàn đời, để đáp ứng nhu cầu của thị trường các nghệ nhân ở phường múa rối nước Đào Thục đã sáng tác thêm nhiều tích trò mới, ca ngợi quê hương, đất nước như: “Rước ảnh Bác Hồ”, “Hà Nội 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”, “Truyền thuyết Cổ Loa thành”, “Chiến sĩ biên phòng”, “Tặng hoa ngày hội”, “Trầu cau quan họ”… Qua đó, thể hiện sự tiếp nối truyền thống cũng như sức sống bền bỉ, mãnh liệt của môn nghệ thuật cổ truyền ở làng.

Bên cạnh đó, với tình yêu và nhiệt huyết không ngừng nghỉ, các nghệ nhân ở làng Đào Thục còn sáng tạo ra những quân trò rối, từ chú Tễu, Thạch Sanh, Tấm Cám, cô tiên… đến gà, chim phượng, rồng, hổ, con trâu, cái cày… vô cùng sinh động và bắt mắt, trở thành nét riêng khó lẫn của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục.

Phát huy giá trị của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục
Nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục đã trải qua hơn 300 trăm năm tồn tại và phát triển.

Để quảng bá hình ảnh, từ năm 2007, phường múa rối nước làng Đào Thục đã chủ động phối hợp với các công ty du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube để chia sẻ thông tin, video liên quan đến các buổi biểu diễn của phường. Qua đó, nhiều người đã biết đến phường múa rối nước làng Đào Thục và lượng tương tác trên các nền tảng xã hội ngày càng nhiều, số người đến xem múa rối nước tại làng Đào Thục cũng tăng mạnh.

Trung bình 1 tuần, phường có 3 - 4 buổi biểu diễn, đợt cao điểm có thể lên tới 5 - 6 buổi biểu diễn/tuần để phục vụ du khách trong và ngoài nước cũng như học sinh của các trường học. Không chỉ biểu diễn tại làng, phường cũng lưu diễn tại các sự kiện lớn của các địa phương khác để phục vụ du khách trong và ngoài nước; biểu diễn tại các địa điểm văn hóa như: Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng dân tộc học, Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa, Bảo tàng lịch sử quốc gia…; tham gia giới thiệu, trình diễn cả tại các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Thế Nghị cho biết, song song với việc gìn giữ và phát triển nghề, các nghệ nhân ở làng Đào Thục cũng đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ kế cận. Các nghệ nhân đã đến từng nhà để tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ tham gia các lớp đào tạo nghề múa rồi nước và trực tiếp truyền nghề cho các bạn trẻ. Trong những năm gần đây, số lượng bạn trẻ tham gia các lớp đào tạo nghề múa rối nước ngày càng nhiều. Đây chính là những nhân tố chủ yếu để gìn giữ và phát triển nghề múa rối nước Đào Thục trong tương lai.

Phát huy giá trị của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục
Nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục ngày càng có nhiều người xem.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Phạm Minh Huỳnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thụy Lâm cho biết, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến việc gìn giữ và phát triển nghệ thuật múa rối nước ở làng Đào Thục. Thời gian qua, xã đã tập trung củng cố, kiện toàn Ban Chủ nhiệm phường múa rối nước ở làng Đào Thục; hằng năm, xã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề múa rối nước cho thế hệ trẻ; xã cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, con rối để phục vụ biểu diễn và du khách đến tham quan, xem múa rối.

Bên cạnh đó, xã Thụy Lâm đã xây dựng và ban hành Đề án bảo tồn, gìn giữ và phát triển bộ môn văn hóa nghệ thuật truyền thống múa rối nước Đào Thục giai đoạn 2020 - 2025. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để gìn giữ, phát triển nghề múa rối nước ở làng Đào Thục; quan tâm đầu tư phát triển nghề gắn với du lịch cộng đồng. Từ đó, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Phát huy giá trị của nghệ thuật múa rối nước Đào Thục
Song song với việc gìn giữ và phát triển nghề, các nghệ nhân ở làng Đào Thục cũng đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ kế cận.

Được biết, với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, cùng các giá trị hướng về cộng đồng; bảo tồn và trao truyền văn hoá; cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng; giáo dục; bảo tồn và làm giàu kho tàng di sản văn hoá dân tộc, cùng giá trị về kinh tế, du lịch, nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 473/QĐ-BVHTTDL ngày 6/3/2023.

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Cường, việc đưa nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là sự đánh giá, ghi nhận to lớn của Đảng, Nhà nước đối với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học của nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục, cộng đồng dân cư thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm nói riêng và sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hoá riêng có của huyện Đông Anh nói chung.

Cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh sẽ tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục, để nghệ thuật trình diễn dân gian múa rối nước Đào Thục trở thành động lực và nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh trong xây dựng và phát triển huyện thành quận văn minh, giàu đẹp.

Mạnh Quân

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm