--> -->
Dòng sự kiện:

Phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Sơn Tây

29/04/2022 18:58

Chia sẻ
Sau gần 15 năm điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ, giao thoa, hòa nhập giữa vùng đất văn hiến Thăng Long với tinh hoa văn hóa xứ Đoài. Trong bối cảnh hội nhập và quá trình đô thị hóa ngày càng sâu rộng, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc xứ Đoài luôn có vai trò hết sức quan trọng.
Sơn Tây sẵn sàng đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động Phát huy giá trị di tích Thành cổ Sơn Tây Sơn Tây khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài vào dịp 30/4

Đặc biệt, với thị xã Sơn Tây - vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, có vị trí chiến lược về quân sự, quốc phòng, có lợi thế về giao thông và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa thì điều này càng trở nên bức thiết.

Để làm rõ hơn những nỗ lực cũng như định hướng phát triển của Sơn Tây trong thời gian tới, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn.

PV: Thưa ông, sắp tới thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đây có phải là “đòn bẩy” để đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã?

- Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn: Mới đây, chúng tôi tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài”, đây là tiền đề cho việc tổ chức Tuyến phố đi bộ quanh hào Thành cổ. Với các giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa, cảnh quan của Thành cổ Sơn Tây, đây sẽ là hạt nhân để tạo nên sức hút riêng cho Tuyến phố đi bộ.

Phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Sơn Tây
Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn.

Phố đi bộ cũng là hạt nhân để phát triển, thúc đẩy kinh tế đô thị cho Sơn Tây. Và để có những điểm riêng đó thì cần phải có các hoạt động như: Văn hóa nghệ thuật đường phố, thể thao đường phố, ẩm thực đường phố… với những hoạt động như vậy sẽ tạo nên một bức tranh đa sắc, sinh động cho không gian Tuyến phố đi bộ. Đây cũng là điểm nhấn phục vụ đời sống tinh thần cho người dân Sơn Tây nói riêng và hàng vạn khách du lịch trong và ngoài Hà Nội nói chung mỗi dịp cuối tuần.

Câu chuyện dễ thấy ở đây là, thay vì lâu nay khách du lịch chỉ ở trong các khu nghỉ dưỡng, khách sạn… thì tối thứ Bảy, Chủ Nhật họ sẽ có thêm một không gian văn hóa đầy bản sắc. Họ có thể ra phố đi bộ để vui chơi, mua sắm, trải nghiệm ẩm thực và các văn hóa của Sơn Tây - xứ Đoài.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. Bởi vậy, Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp với các điểm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi trên địa bàn và các vùng lân cận. Những quần thể văn hóa tiêu biểu, như Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía, Làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu Sơn Tây... cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến thăm quan, nghỉ dưỡng của đông đảo du khách.

Ngoài ra, với điểm nhấn là hoạt động của Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây hứa hẹn sẽ tạo ra một không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, vui tươi, ấn tượng, mới lạ, sống động, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào mỗi dịp cuối tuần.

PV: Phố đi bộ dường như đang là xu thế phát triển chung, tuy nhiên để tạo sức hút cho phố đi bộ là việc không hề dễ. Sơn Tây thời gian tới sẽ có những định hướng cụ thể gì để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của phố đi bộ cũng như phát huy tiềm năng văn hóa của địa phương?

- Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn: Mục tiêu mà Sơn Tây luôn bám sát và thực hiện đó là Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”; Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU về “phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”… tất cả sẽ được cộng hưởng và giao thoa ở trong không gian di tích, di sản của Sơn Tây, đồng thời gắn với không gian phố đi bộ.

Phố đi bộ của Sơn Tây sẽ khác biệt. Phố đi bộ của Sơn Tây sẽ không giống với phố đi bộ ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, không giống với phố đi bộ Bùi Viện của Thành phố Hồ Chí Minh... Ở Hồ Hoàn Kiếm lượng người tham gia đông bởi không gian công cộng ở khu vực trung tâm Thủ đô còn ít. Thế nhưng Sơn Tây lại khác. Sơn Tây nhẹ nhàng, tiềm năng văn hóa nổi trội nên đối tượng mà Sơn Tây hướng tới ở Tuyến phố đi bộ chính là khách du lịch. Đó là người Hà Nội, người các tỉnh lân cận đến Sơn Tây vào dịp cuối tuần. Phố đi bộ của Sơn Tây sẽ thu hút người dân và khách du lịch bằng các giá trị văn hóa, bằng không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại.

Phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Sơn Tây
Một góc Thành cổ Sơn Tây - địa điểm tổ chức tuyến phố đi bộ.

“Về Sơn Tây, về miền di sản”, nơi những giá trị văn hóa xứ Đoài được cô đọng, đây là nền tảng tạo sức hút cho du khách. Đến Sơn Tây, du khách sẽ thấy được những nét hay của Tuyến phố đi bộ ven Thành cổ, trải nghiệm di sản nằm giữa lõi đô thị và gắn với nếp sống đô thị.

Cũng cần phải nói rõ, không gian phố đi bộ khi được đưa vào hoạt động cũng đồng thời thay đổi thói quen của người Sơn Tây. Góp phần khơi lại nếp sống đô thị của người Sơn Tây vốn được hình thành từ lâu.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đinh Luyện

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm