--> -->
Dòng sự kiện:

Phát huy hiệu quả các mô hình tuyên truyền phổ biến pháp luật tới đoàn viên, người lao động

13/08/2024 07:54

Chia sẻ
Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung thực hiện hiệu quả các mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô, đặc biệt là công nhân lao động trong các Khu Công nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phổ biến pháp luật lao động tới CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội
Phát huy hiệu quả các mô hình tuyên truyền phổ biến pháp luật
Mô hình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thứ năm trên địa bàn Thủ đô vừa ra mắt tại Công đoàn Trường Tiểu học Thạch Bàn A (quận Long Biên, thành phố Hà Nội). Ảnh: Bảo Duy.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04b/NQ-TLĐ, ngày 15/7/2014 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ đáp ứng tình hình mới, các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai nhiều mô hình điểm hiệu quả.

Về mô hình Tủ sách Công đoàn, đến nay đã khai thác, quản lý hiệu quả 354 Tủ sách pháp luật tại Khu nhà trọ công nhân, 186 Góc thư giãn Công đoàn, trên 2.365 Tủ sách pháp luật tại các doanh nghiệp... Hằng năm, LĐLĐ Thành phố thành lập mới các tủ sách tại các Tổ Tự quản Khu nhà trọ công nhân, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, tại các doanh nghiệp trên địa bàn và bổ sung trên các tài liệu tuyên truyền về Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Phòng chống HIV/AIDS, các thông tin về phòng chống ma túy, mại dâm, sách, báo của Công đoàn, Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở… cho các tủ sách pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư các tủ sách pháp luật với đa dạng đầu sách, báo, tài liệu, bố trí phòng đọc cho người lao động, tiêu biểu như: Tủ sách tại Nhà ăn Công ty TNHH Meiko Việt Nam (Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai); Thư viện sách Công ty TNHH Panasonic Việt Nam; Thư viện, Góc báo Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam (Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long); Tủ sách tại Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân Công ty TNHH Điện tử Stanley Việt Nam (huyện Gia Lâm); Tủ sách Công đoàn tại Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy Lợi Hà Nội (ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội)...

Phát huy hiệu quả các mô hình tuyên truyền phổ biến pháp luật
Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố và huyện Đông Anh tham quan khu tập luyện thể dục thể thao tại Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân ỏ thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh. Ảnh: Mai Quý.

Dự Lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn dành cho đoàn viên, người lao động tại Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội mới đây, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Thu Thủy ghi nhận, việc thành lập Tủ sách Công đoàn tại Công ty cho công nhân lao động thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác chăm lo, nâng cao kiến thức cho đoàn viên, công nhân lao động, đồng thời thúc đẩy văn hóa đọc cho công nhân.

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cũng mong rằng, từ Tủ sách Công đoàn, Công đoàn công ty nên chia ra thành các túi sách Công đoàn, từ đó có thể luân phiên chuyển các đầu sách, báo, tài liệu đến các phòng, xí nghiệp… để nhiều người lao động có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, thuận tiện nhất.

Đối với mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, từ năm 2017 đến nay, mỗi năm, LĐLĐ Thành phố thành lập mới từ 4 - 6 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân với kinh phí đầu tư ban đầu từ 50-90 triệu đồng/điểm và đầu tư 400 triệu đồng để nâng cấp các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đang hoạt động, từng bước xây dựng các thiết chế văn hóa tại cơ sở, đẩy mạnh việc mua tài liệu bổ sung cho các tủ sách pháp luật để người lao động dễ dàng khai thác, tiếp cận pháp luật. Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 65 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.

Đẩy mạnh công tác vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” gắn với thực hiện tốt Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc và nơi công cộng; đến nay đã có 3.041 đơn vị đăng ký.

Phát huy hiệu quả các mô hình tuyên truyền phổ biến pháp luật tới đoàn viên, người lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cùng đại diện Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội khai trương Tủ sách Công đoàn. Ảnh: Ngọc Ánh.

Việc phát triển mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, đến nay trên địa bàn Thành phố đã có 5 mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” ra mắt và đi vào hoạt động (trong đó: Công đoàn ngành Giao thông vận tải: 1 mô hình; LĐLĐ quận Long Biên: 4 mô hình). Không gian được trang trí với các hình ảnh, hiện vật, tác phẩm, câu chuyện gắn với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo môi trường học tập, trải nghiệm thực tế cho đoàn viên Công đoàn tích cực học tập và làm theo Bác. Đây cũng là nơi tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ, Công đoàn, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Trong công tác tuyên truyền, giải đáp pháp luật, mỗi năm LĐLĐ Thành phố giao Báo Lao động Thủ đô phối hợp với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức từ 12 - 18 cuộc giao lưu trực tiếp kết hợp truyền thông chính sách trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử về pháp luật lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiến thức chăm sóc sức khỏe, nhận diện, phòng tránh “tín dụng đen”… cho doanh nghiệp và CNVCLĐ. Tại mỗi cuộc có từ 300 - 400 CNVCLĐ trực tiếp tham dự. Thông qua hỏi đáp với các chuyên gia, CNVCLĐ hiểu rõ hơn các quy định của chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình, từ đó giúp CNVCLĐ yên tâm gắn bó với công việc, tích cực trong lao động, sản xuất.

Phát huy hiệu quả các mô hình tuyên truyền phổ biến pháp luật
Thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ quận Hoàng Mai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội” tới CNVCLĐ quận Hoàng Mai. Ảnh: Nguyễn Công.

Có thể khẳng định rằng, các mô hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật do các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết chính sách, pháp luật để đoàn viên, CNVCLĐ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong quan hệ lao động, không ngừng trau dồi kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Ngọc Ánh

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm