--> -->
Dòng sự kiện:

Phát huy vai trò của Công đoàn thông qua thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

22/10/2022 12:39

Chia sẻ
Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở đã đẩy mạnh việc đề xuất, đối thoại, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động. Qua đó, góp phần thực hiện tốt hơn công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Bám sát chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên LĐLĐ thành phố Đà Nẵng ký kết chương trình phúc lợi tặng 10.000 gói xét nghiệm miễn phí cho đoàn viên Đoàn viên Công đoàn HANDICO đón nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

Thông tin tại Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp lần thứ 19 diễn ra mới đây, ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố cho biết, LĐLĐ thành phố Hà Nội luôn xác định hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động của tổ chức Công đoàn.

Phát huy vai trò của Công đoàn thông qua thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Thông qua việc thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể, chất lượng bữa ăn ca của người lao động ngày càng được cải thiện.

Các cuộc thương lượng tập thể thành công là căn cứ để sửa đổi, bổ sung và ký kết mới các bản Thỏa ước lao động tập thể. Từ đó, đảm bảo đời sống, phúc lợi tốt hơn cho người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và phát triển ổn định, bền vững cho doanh nghiệp.

Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 3.331 bản Thỏa ước lao động tập thể được ký kết, trong đó số bản Thỏa ước lao động tập thể ký mới năm 2022 là 1.089 bản.

Nhiều bản Thỏa ước lao động tập thể đã có những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật như: Tiền lương tối thiểu cao hơn 5 - 7% so với mức lương tối thiểu của Chính phủ quy định; tiền lương thử việc ít nhất bằng 90% mức lương hiện hưởng; thời gian làm việc 7 giờ/ngày hoặc được nghỉ từ 1 - 2 ngày thứ 7 trong tháng; người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày thành lập doanh nghiệp; người lao động được hỗ trợ bữa ăn ca trị giá từ 20.000 đồng - 30.000 đồng, ngoài ra khi làm thêm từ 2 giờ trở lên được hỗ trợ một bữa ăn ca tương đương 15.000 đồng; tiền thưởng lương tháng thứ 13; được hỗ trợ tiền nhà trọ (hoặc tiền đi lại), tiền nuôi con nhỏ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp thâm niên…

Để có được những kết quả nêu trên, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở tăng cường vai trò đại diện cho người lao động để đề xuất, đối thoại, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, trong đó tập trung vào các nội dung như: Tiền lương, chất lượng bữa ăn ca, khen thưởng khi người lao động đóng góp sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi cho doanh nghiệp…

Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố đang triển khai hiệu quả đề án thí điểm “Nâng cao năng lực đối thoại, thương lượng, ký kết và chấm điểm, phân loại Thỏa ước lao động tập thể giai đoạn 2021-2022”; thành lập nhóm Zalo để tạo diễn đàn cho cán bộ Công đoàn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể.

Theo ông Tạ Văn Dưỡng, nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, góp phần đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, thời gian tới, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết, tác dụng của Thỏa ước lao động tập thể và trách nhiệm của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong việc tham gia thương lượng, xây dựng, ký kết, thực hiện Thỏa ước lao động tập thể.

LĐLĐ Thành phố cũng sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng của Tổ tư vấn thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể để trực tiếp hỗ trợ Công đoàn cơ sở và doanh nghiệp trong việc thương lượng, xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại cơ sở để đảm bảo quyền lợi tập thể và trách nhiệm giữa các bên, góp phần điều hòa lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ lao động.

Mạnh Quân

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm