--> -->
Dòng sự kiện:

Phát triển du lịch từ cách xây dựng thương hiệu

07/12/2023 10:24

Chia sẻ
Huyện Thường Tín (Hà Nội) vốn là địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi và được biết đến là “đất danh hương, đất trăm nghề”. Những năm qua, để phát triển tiềm năng du lịch, huyện Thường Tín đã và đang xây dựng những thương hiệu sản phẩm đặc trưng, độc đáo nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa truyền thống.
Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng Điểm sáng phát triển du lịch đêm của Thủ đô

Khai thác tiềm năng sẵn có

Nằm ở phía Tây Hà Nội, huyện Thường Tín có quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Không chỉ nức tiếng “đất danh hương”, nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, khoa bảng… Thường Tín còn là “đất trăm nghề”. Từ nguồn lực đó, những năm qua, huyện Thường Tín đã đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Phát triển du lịch từ cách xây dựng thương hiệu
Thời gian qua, xã Hồng Vân đã đón hàng nghìn lượt du khách về nghỉ, tham quan, trải nghiệm du lịch nông nghiệp, tham dự các lễ hội.

Những ngày này, về làng du lịch xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), du khách có thể cảm nhận được những nét đẹp yên bình của một làng quê ven đô với đặc trưng của nền nông nghiệp đồng bằng châu thổ sông Hồng, đặc biệt là nghề trồng cây cảnh. Để tạo ấn tượng với du khách về điểm đến xanh, chính quyền xã Hồng Vân tích cực vận động nhân dân xây dựng lối sống xanh. Hệ thống hạ tầng đường thôn xóm được nâng cấp, mở rộng, trồng cây xanh, trồng hoa... Với 30 con đường hoa mang những màu sắc khác nhau, xã Hồng Vân được khách du lịch ví như “xứ sở của các loài hoa” như: Hoa ban, hoa phượng vĩ, hoa bằng lăng, hoàng yến...

Thời gian qua, xã Hồng Vân đã đón hàng nghìn lượt du khách về nghỉ, tham quan, trải nghiệm du lịch nông nghiệp, tham dự các lễ hội lịch sử của xã. Điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân có diện tích 128ha, bao gồm 6 khu chuyên biệt. Đặc biệt, đến với Hồng Vân, ngoài trải nghiệm, tham quan những mô hình nông nghiệp, du khách còn được chiêm ngưỡng những vườn cây cảnh của các nghệ nhân, thợ giỏi, có khả năng chế tác những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai, đồ đá mỹ nghệ…

Theo Giám đốc Hợp tác xã hoa, cây cảnh và Dịch vụ Hồng Vân Nguyễn Văn Tứ, hợp tác xã có 4 sản phẩm đều được xếp hạng sao OCOP 4 sao, trong đó có 1 sản phẩm liên quan đến điểm dịch vụ, du lịch. Đây là một trong số ít điểm du lịch sinh thái của Hà Nội được xếp hạng sao OCOP. Ngoài làng nghề hoa, cây cảnh, Hồng Vân còn là mảnh đất cổ xưa, có bề dày trầm tích văn hóa gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Trong những năm qua, hệ thống dấu tích, như: Chợ mới Ông già, bãi tắm Nàng tiên hay Nhà bia Tiến sĩ Nguyễn Ý (thời nhà Nguyễn) được địa phương phục dựng và bảo tồn trên nền tảng khoa học và lịch sử.

Tương tự, tại làng nghề truyền thống sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín). Thời gian qua, nơi đây cũng đã đón hàng trăm du khách trong nước và quốc tế tham quan, mua sắm… Để giữ và phát triển nghề, làng nghề đã thành lập Hiệp hội Sơn mài Hạ Thái với gần 130 thành viên. Hiện, du khách về làng nghề Hạ Thái không chỉ mua sắm sản phẩm sơn mài mà còn được nghe những câu chuyện lịch sử đầy cuốn hút về làng nghề…

Phát huy giá trị bền vững của di sản

Thường Tín là huyện có truyền thống văn hóa lâu đời. Theo danh mục kiểm kê, hiện nay, toàn huyện có 123 di tích đã được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 62 di tích cấp Thành phố), tiêu biểu như Di tích quốc gia chùa Đậu, chùa Mui; có 33 lễ hội dân gian. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho mhân dân, trong nhiều năm qua, huyện Thường Tín đã luôn quan tâm tới việc bảo tồn, phát huy giá trị bền vững cho di sản văn hóa.

Để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của giá trị di sản văn hóa, huyện Thường Tín đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị di sản, phổ biến các quy định pháp luật, ban hành các quy chế trong công tác quản lý, sử dụng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện. Đặc biệt, huyện luôn quan tâm tới việc quản lý, bảo vệ di tích tại các địa phương; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa du lịch, quản lý di tích; liên kết khôi phục lễ hội truyền thống, vận động các nghệ nhân truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận…nhằm gắn việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch.

Hiện nay, việc phát triển du lịch văn hóa đã và đang được huyện Thường Tín triển khai thực hiện, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời, huyện tích cực tuyên truyền, quảng bá vùng đất danh hương, đất làng nghề. Huyện cũng phối hợp với Sở Du lịch lắp đặt biển chỉ dẫn du lịch, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch. Cùng với đó, đưa doanh nghiệp về khảo sát dịch vụ nhằm xây dựng tour, tuyến du lịch tại làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng thêu Quất Động, làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm, làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân.

Bên cạnh đó, hoàn thành hệ thống tư liệu video và ảnh bằng công nghệ hiện đại về tiềm năng du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái. Phối hợp với các đơn vị có liên quan của Thành phố lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình văn từ Thượng Phúc, dự án khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản khẳng định, huyện tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, xác định cụ thể những giải pháp đồng bộ, thiết thực. Trong đó, tăng cường quảng bá, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm đặc thù của địa phương, danh lam thắng cảnh với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Tạo điều kiện khai thác giá trị văn hóa vùng đất địa linh nhân kiệt, giá trị các di tích lịch sử văn hóa, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp.

Mặt khác, huyện chú trọng thu hút, đầu tư các nguồn lực. Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, duy trì, phát huy các sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn.

Trong thời gian tới, huyện Thường Tín sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về văn hoá đã được các cấp phê duyệt; làm tốt công tác quy hoạch, dự án phát triển văn hoá cộng đồng trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2030.

K.Tiến

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm