--> -->
Dòng sự kiện:

Phát triển giáo dục sáng tạo trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”

20/12/2022 14:41

Chia sẻ
Ngày 20/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Phát triển giáo dục sáng tạo trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”.

Để Thủ đô thực sự là “thành phố sáng tạo” Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo: Tương lai cho sáng tạo và hội nhập Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của giới trẻ Thủ đô

Dự và chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Doãn Toản - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; Trần Thế Cương - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Phạm Thanh Học - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết, Hà Nội trung tâm văn hóa lớn của cả nước ghi dấu mốc quan trọng vào năm 1999 khi trở thành thành phố đầu tiên của châu Á nhận Danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình” của UNESCO. Sau 20 năm, năm 2019, Hà Nội chính thức gia nhập “Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO trên lĩnh vực “Thiết kế”.

Phát triển giáo dục sáng tạo trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản phát biểu kết luận Hội thảo.

Việc tham gia vào Mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO là hướng tiếp cận đúng đắn, phù hợp với tinh thần đổi mới sáng tạo quốc gia, xu thế của thời đại trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định tầm nhìn phát triển nhanh và bền vững của Hà Nội trên con đường hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần thúc đẩy cơ hội rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị trí trong sân chơi mới lấy tính sáng tạo và tinh thần hợp tác quốc tế làm chủ đạo, là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển Thủ đô bằng cách khơi dậy tình yêu Hà Nội, tinh thần cống hiến và khát vọng sáng tạo, không ngừng vươn lên của mỗi người dân Hà Nội vì mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô.

Phát triển giáo dục sáng tạo trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”
Toàn cảnh Hội thảo.

Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Thành phố sáng tạo”, Hà Nội dựa trên ba nhóm chính sách nền tảng là: (1) Nhóm chính sách về “Tái tạo đô thị - Cơ sở hạ tầng văn hóa”; (2) nhóm chính sách giáo dục sáng tạo và đổi mới và (3) nhóm chính sách “Kích thích sự tham gia của công chúng”.

Do đó, để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu này, Hà Nội cần có một nền giáo dục sáng tạo và hình thành nên những thế hệ công dân sáng tạo, công dân toàn cầu và việc phát triển những môi trường sáng tạo, hệ sinh thái giáo dục sáng tạo không chỉ đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn giúp Hà Nội xây dựng và giữ vững thương hiệu “Thành phố sáng tạo”, mà còn tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,… đảm bảo cho chiến lược phát triển toàn diện và bền vững của Thủ đô, từng bước đạt được mục tiêu “Hà Nội trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hoá lớn của cả nước”, hướng tới vị trí là “Kinh đô sáng tạo” quan trọng của Khu vực và Châu Á.

Phát triển giáo dục sáng tạo trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học phát biểu đề dẫn tại Hội thảo.

“Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội là cơ quan được giao nhiệm vụ trong việc tham mưu Đề án về “Phát triển giáo dục sáng tạo trên địa bàn Thủ đô - Tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu ươm mầm, tìm kiếm, phát hiện và nuôi dưỡng sự sáng tạo trên địa bàn Thủ đô.

Đồng thời hiện thực hóa những cam kết của Hà Nội khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo để xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” theo tinh thần kế hoạch số 102/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm mục tiêu nhận diện, đánh giá, đề xuất các phương hướng, giải pháp phát triển giáo dục sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô trong thời kỳ mới”, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết.

Tại Hội thảo, nhiều bài tham luận của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, tổ chức UN-Habitat thuộc Liên Hợp Quốc, Đại học quốc tế RMIT,... và bài viết của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, cơ quan quản lý thuộc Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Viện nghiên cứu, các trường Đại học, hệ thống giáo dục các trường liên cấp, trường công tư gửi đến.

Với các nội dung phong phú, đa dạng và có chiều sâu, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trên lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu đổi mới sáng tạo đã có nhiều ý kiến tham vấn, đóng góp, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia, khách mời trong nước, quốc tế và của đại biểu cả về lý luận cũng như thực tiễn nhằm thúc đẩy việc phát triển giáo dục sáng tạo trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”.

Trong đó, các đại biểu đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò của giáo dục sáng tạo theo xu hướng giáo dục sáng tạo của khu vực và thế giới trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô. Bên cạnh đó, đánh giá khái quát thực trạng về việc phát triển giáo dục sáng tạo, những tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, thách thức đối với Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.

Song song với đó là những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của giáo dục sáng tạo hướng đến việc ươm mầm, phát hiện, nuôi dưỡng, tạo nguồn và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, giàu sức sáng tạo cho Thủ đô trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Cuối cùng, các đại biểu đã đề xuất gợi mở những sáng kiến hay, những mô hình hoạt động hiệu quả, các giải pháp để phát triển giáo dục sáng tạo Thủ đô, từ kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” và định vị thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản nhận định, với tinh thần khoa học, khách quan, dân chủ và khẩn trương, Hội thảo “Phát triển giáo dục sáng tạo trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo” đã thành công tốt đẹp, hoàn thành mục tiêu, nội dung, chương trình đề ra. Công tác chuẩn bị và tổ chức Hội thảo được triển khai đúng kế hoạch.

Hội thảo bước đầu đã làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển giáo dục sáng tạo của nước ta, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội; hướng tới mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”.

Nhiều ý kiến tham luận đã đưa ra đánh giá tổng quan chung về những xu hướng phát triển giáo dục sáng tạo trên thế giới, trong nước; giới thiệu những mô hình giáo dục mới, tiên tiến và gợi mở về hướng đi mới cho sự phát triển của giáo dục sáng tạo của Hà Nội trong tương lai.

Nhiều bài viết cũng tập trung làm rõ, đánh giá sát thực trạng về tình hình phát triển giáo dục sáng tạo trên địa bàn Thủ đô hiện nay, chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu; từ đó, đề xuất gợi mở những giải pháp đồng bộ, khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc phát triển giáo dục sáng tạo của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

“Ban Tuyên giáo - cơ quan chủ trì Hội thảo sẽ chắt lọc những kết quả của Hội thảo hôm nay làm căn cứ mang tính lý luận cũng như thực tiễn để tiếp tục hoàn thành việc tham mưu xây dựng Đề án về “Phát triển giáo dục sáng tạo trên địa bàn Thủ đô - Tầm nhìn đến năm 2030” góp phần tham mưu có hiệu quả trong việc thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản cho hay.

Phương Bùi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm