
Phố Đồng Xuân – Nơi buôn bán nhộn nhịp nhất Hà Thành
14/12/2019 10:01
![]() | Ngôi chợ cổ xưa nổi tiếng của Hà Nội |
![]() | Ứng xử văn minh ở chợ Đồng Xuân |
Trước đấy con phố này vẫn được gọi là phố Hàng Gạo, vì khi đó nơi này là chỗ bà con nông dân gánh gạo tới bán lẻ cho dân phường phố. Đậu, ngô, khoai, sắn… thì bán ở Hàng Đậu, Hàng Khoai. Mãi sau năm 1945 ta mới đổi ra là phố Đồng Xuân.
Phố Đồng Xuân tiếp nối phố Hàng Giầy và thông sang Hàng Đường. Dãy bên số nhà chẵn là đất thôn Nhiễm Trung, dãy bên lẻ là đất phường Đồng Xuân, đều thuộc tổng huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX thôn Nhiễm Trung hợp nhất với thôn Hoa Đán thành ra thôn mới Phương Trung.
Ngày nay đình Phương Trung là số nhà 18 phố Đồng Xuân thờ Uy Phù Đại Vương (không rõ lai lịch). Còn đình Đồng Xuân vốn là số nhà 83 phố Hàng Giấy, thờ Bạch Mã. Phố Đồng Xuân là một đường phố ngắn, nhưng lại có vị trí buôn bán thuận lợi.
![]() |
Phố Đồng Xuân – Nơi buôn bán nhộn nhịp nhất Hà Thành |
Theo những tư liệu lịch sử, vào những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố Đồng Xuân là hàng rào phòng ngự phía Tây Bắc của Liên khu I. Suốt từ đêm 19/12/1946 cho tới đầu tháng 2/1947 thực dân Pháp nhiều lần tấn công vào phố này nhưng đều thất bại.
Tới giữa tháng 2/1947 địch lại tập trung một lực lượng lớn để tấn công. Tờ mờ sáng ngày 14/2/1947, sau khi cho máy bay trút bom xuống nơi đây, 400 lính Pháp có đầy đủ vũ khí hiện đại (so với ta lúc đó), có cả xe tăng yểm hộ, bắt đầu tiến vào phố Đồng Xuân.
Bên ta trấn giữ chợ Đồng Xuân chỉ có 19 chiến sĩ, súng ống không có gì đáng kể, vì ngoài dao, kiếm súng trường thì chỉ có 1 khẩu tiểu liên là “hiện đại” nhất! Vậy mà 19 người này đã quần nhay với địch suốt 1 ngày. Tây mũ đỏ (lê dương) chết la liệt mà vẫn chưa vào nổi trong chợ.
Quân ta dùng xẻng, cuốc, gạch đá, dao bầu, thậm chí cả quầy, phản thịt… đánh bật nhiều đợt xung kích của địch. Cuộc chiến ngày 14/2/1947 là cuộc chiến mang tất cả tinh thần, sự đoàn kết của người dân Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân chiếm quá nửa dãy phố bên lẻ. Nó vốn là “hậu thân” của hai ngôi chợ cổ của Thăng Long xưa là chợ Bạch Mã và chợ Cầu Đông. Chợ trên ở cạnh Đền Bạch Mã (nay là số 76 phố Hàng Buồm). Chợ dưới ở cạnh chùa Cầu Đông (nay là số 38b phố Hàng Đường).
Cả hai đều ở bên bờ sông Tô, trên bến dưới thuyền tấp nập. Thực dân Pháp tới, sau khi đã chiếm Hà Nội, năm 1889, cho lấp sông Tô, mở phố xá mới. Họ dồn hai chợ nổi trên tới bãi đất trống ở cạnh đình Đồng Xuân.
Ban đầu cho rào bãi đất kia bằng tre nứa và bắt mọi người vào họp chợ trong hàng rào. Ai có hàng đem vào chợ bán phải đóng thuế ngay ở cổng. Dần dần chợ đông người họp, chợ mở rộng phạm vi, xây 5 cầu chợ bằng khung sắt, mỗi cầu dài 52 mét, cao 19 mét, mái lợp kẽm tôn.
Chợ mới này được khánh thành vào năm 1890. Đây là chợ lớn nhất thành phố. Mỗi cầu chợ dành cho một số loại hàng. Năm 1920 xây lại, rộng ra và đẹp lên. Ngày nay cả phố chủ yếu là bán quần áo, chăn màn đủ loại, đủ kiểu, phục vụ người lớn và trẻ em.
Không còn cửa hàng bán bánh kẹo nữa, chỉ có một ngôi nhà giữa phố bên chẵn làm oản bột để cúng lễ và cũng chỉ còn một nhà bán hương trầm nổi tiếng ở chính số nhà 26.
Hiện nay không chỉ những người mua bán hàng hoá tìm đến chợ Đồng Xuân để giao thương, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch ở Hà Nội thường đến thăm quan và mua sắm ở chợ Đồng Xuân.
Khu chợ nằm ngay trong khu phố cổ, không xa các phố nổi tiếng bán đồ lưu niệm, hàng thời trang, như phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai… đồng thời gần khu di tích Đền Ngọc Sơn, rất tiện cho việc thăm quan ở khu trung tâm thành phố.
Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân và cũng thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm nơi đây.

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
