--> -->
Dòng sự kiện:

Phong vị Tết của người Dao

12/02/2024 07:25

Chia sẻ
Vào những ngày tháng Chạp của năm, không khí chuẩn bị Tết của đồng bào Dao tại xã Ba Vì (huyện Ba Vì) rất rộn ràng. Cùng với cành đào, bánh chưng đón Tết Nguyên đán như người Kinh, người Dao nơi đây còn có những ngày Tết riêng với nét độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội Tết nhảy - nghi lễ đặc biệt quan trọng của người Dao

Là một trong 7 xã miền núi có đến 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao, người Dao ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì) có những nét văn hoá vô cùng đặc trưng. Trong một năm, người Dao có nhiều Tết như: Tết đầu năm, Tết Thanh minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Rằm tháng Bảy, Tết Năm Cùng, Tết Nhảy.

Theo phong tục, người Dao ăn Tết Năm Cùng (hay còn được gọi là Tết cuối năm) trước Tết Nguyên đán của người Kinh khoảng nửa tháng và vui Tết đến hết rằm tháng Riêng. Không ai nhớ Tết Năm Cùng của người Dao có từ khi nào, chỉ biết rằng khi có người Dao là có Tết Năm Cùng.

Tết Năm Cùng bắt đầu được tổ chức từ đầu tháng Chạp trở đi, khi mùa màng đã thu hoạch xong, để báo công với ông bà tổ tiên thành quả của một năm lao động của gia đình. Vào ngày này, mỗi dòng họ sẽ chọn ra một ngày đẹp để tổ chức ăn Tết. Thường Tết chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày, tại gia đình đang giữ bàn thờ của dòng họ hay còn được gọi là bàn thờ cao. Trong những ngày này, người Dao ở Ba Vì sẽ mặc những trang phục truyền thống của mình. Bởi lẽ, người Dao coi trọng ngày Tết này vì thể hiện tình cảm, sự gắn kết, quan tâm lẫn nhau và cùng ôn lại một năm đã qua, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Phong vị Tết của người Dao
Người Dao có Tết Nhảy đậm đà bản sắc dân tộc.

Việc tổ chức ăn Tết của các gia đình cũng phải tuân theo quy tắc nhất định. Đầu tiên, các hộ gia đình đóng góp đồ. Có thể là gà, lợn, gạo…cùng lên miếu để làm lễ, rồi ăn Tết làng ở nhà người tổ chức lễ họ.

Làm được một mâm cỗ cúng trong ngày Tết Năm Cùng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong đó, bữa cỗ cúng tổ tiên của người Dao không thể thiếu được món bánh dầy, đó cũng chính là món kỳ công và tốn sức nhất. Việc này đòi hỏi sự tham gia của các thanh niên trai tráng trong làng. Các thanh niên cứ thế thay nhau đâm bánh dầy đến khi chiếc bánh dẻo quánh, bứt không ra thì thôi. Mẻ bánh giầy đầu tiên tất cả mọi người không ai được nếm hay ăn thử, vì đây là mẻ bánh dành để cúng ông bà tổ tiên. Từ mẻ bánh thứ hai, mọi người mới được ăn.

Khác với mâm lễ dâng lên thần linh, tiên tổ bao gồm thủ lợn, gà, bánh dầy cùng dăm chén rượu. Mâm cỗ để gia đình thết đãi bà con họ hàng, làng xóm gồm khá nhiều món, nhưng đa phần đều có nguyên liệu là từ thịt lợn đã mổ từ sớm. Các bữa cỗ Tết truyền thống của người Dao được biết đến với cái tên cỗ lá. Thay vì bày thức ăn ra bát, đĩa thì người Dao sẽ để chung vào những chiếc lá được xếp đan với nhau.

Sau buổi lễ Tết Năm Cùng, nhắc đến Tết của người Dao, người ta nghĩ ngay đến Tết Nhảy. Từ bao đời nay, Tết Nhảy đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao nói chung và của cộng đồng người Dao ở Ba Vì nói riêng trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Tết Nhảy không chỉ là nghi lễ thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn là nghi lễ cầu phúc, cầu may, với mong muốn tẩy trừ hết những điều bất hạnh, rủi ro của năm cũ; cầu xin trời đất, tổ tiên phù hộ cho gia đình, dòng họ, làng bản một năm mới dồi dào sức khoẻ, cầu cho mưa thuận gió hoà, công việc làm ăn thuận lợi. Đây cũng là dịp để người Dao ôn lại lịch sử gia đình, lịch sử của dân tộc; ôn lại nét văn hoá truyền thống của người Dao thông qua nội dung những bài khấn, những lời ca, điệu múa.

Ông Bùi Huy Giáp, Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì cho biết: “Đối với Tết Nhảy của đồng bào dân tộc Dao, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì luôn quan tâm, phối hợp cùng với địa phương để bảo tồn, phát huy và gìn giữ những giá trị văn hoá đặc trưng đó”.

Gia đình muốn tổ chức Tết Nhảy phải hội đủ các điều kiện như: Không có tang ma, kinh tế thông thuận… và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người có uy tín trong thôn, làng. Mỗi khi nhà ai tổ chức Tết Nhảy thì hôm đó, cả làng vui lắm. Tết nhảy thường gồm 3 phần chính: Khai lễ, chính lễ và lễ tiễn đưa. Điều hành các phần lễ có thầy cúng, phụ các thầy cúng là những người đàn ông đã trải qua lễ cấp sắc.

Trong phần khai lễ, thầy cúng sẽ lập đàn lễ, bày biện lễ vật, mời các thần linh, gia tiên về dự lễ. Phần chính lễ được xem là quan trọng nhất và có thời gian dài nhất. Xuyên suốt phần khai lễ và chính lễ, thầy cúng và những người phụ lễ vừa nhảy múa vừa hát kết hợp với tiếng kèn, chuông, trống rộn ràng. Lễ vật dâng cúng gồm thủ lợn, gà, xôi, bánh dày, rượu, nước, tiền đồng xu, hoa quả... Nội dung câu hát, điệu nhảy trong Tết Nhảy tái hiện quá trình lao động, chiến đấu chống giặc giã, muông thú bảo vệ dân làng của các bậc tiền nhân...

Bên ánh lửa bập bùng, những điệu múa chuông, múa rùa trong Tết Nhảy như hư như thực, huyền ảo và lôi cuốn đến lạ lùng. Trong tiếng kèn, chuông, trống rộn ràng, vùng núi Ba Vì huyền thoại như được thức dậy, đất trời vào Xuân như tưng bừng và linh thiêng hơn. Trong suốt thời gian diễn ra Tết Nhảy, các điệu múa được biểu diễn lặp đi lặp lại nhiều lần, vừa múa họ vừa hát những bài hát cổ xưa với nội dung kể về nguồn gốc dân tộc mình.

Có thể thấy, dù cuộc sống hiện đại đã len lỏi vào khắp các bản làng của người Dao ở Ba Vì, nhưng bà con dân tộc thiểu số nơi đây vẫn luôn cố gắng gìn giữ và phát huy những nét đặc sắc của dân tộc mình. Mặc dù vẫn còn đó những khó khăn song tạm gác lại những bộn bề lo toan thường nhật, người Dao trên núi Ba Vì đang nô nức chào đón Xuân, vững tin vào một năm mới ấm no và sung túc hơn…

Phương Ngân

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm