--> -->
Dòng sự kiện:

Quận Long Biên: Chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở

27/05/2023 19:59

Chia sẻ
Chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW và một số giải pháp trọng tâm tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn quận, Bí thư Quận ủy Long Biên Đường Hoài Nam cho biết: Quận luôn chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, cụ thể hóa để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Hà Nội: Mọi quyết sách đều xuất phát từ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân Sẵn sàng hướng tới Đại hội Công đoàn quận Long Biên lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028 LĐLĐ quận Long Biên thăm, tặng quà công nhân khó khăn, bị tai nạn lao động

Bí thư Quận ủy Long Biên cho biết, trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” luôn được Quận ủy Long Biên chú trọng, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, đảng viên; tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh của nhân dân trong tham gia xây dựng khối đại đoàn kết, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Quận và địa phương trong thời gian qua.

Quận đã chỉ đạo Khối Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ quận đến cơ sở tích cực vận động toàn dân phát huy dân chủ, đẩy mạnh các hoạt động giám sát, nhất là ở cơ sở và địa bàn khu dân cư, tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.., từ đó kịp thời chỉ đạo giải quyết đối với những tình huống phát sinh.

Quận Long Biên: Chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở
Bí thư Quận ủy Long Biên Đường Hoài Nam chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn quận.

Đặc biệt, công tác mở rộng khối Mặt trận Tổ quốc, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, phát huy giá trị hình thức cộng đồng truyền thống trong 20 năm qua luôn được quan tâm. Minh chứng là năm 2003 - khi mới thành lập quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận có 45 thành viên, trong đó có 15 - 17 thành viên là tổ chức; trong những nhiệm kỳ gần đây số thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc từ quận tới cơ sở đều tăng về số lượng.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận nhiệm kỳ 2014 - 2019; 2019 - 2024 có 51 thành viên, trong đó có 21 thành viên là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…, số cá nhân tiêu biểu đại diện cho các giai tầng xã hội trên địa bàn quận, phường đều được tăng lên.

Cũng vì thế, trong những năm gần đây, việc vận động các nguồn quỹ hằng năm trên địa bàn quận đạt kết quả cao: Quỹ Vì biển, đảo Việt Nam, Quỹ Vì người nghèo ở quận đạt trên 2 tỷ đồng/năm; năm 2020, 2021 vận động quỹ ủng hộ Covid-19 đạt trên 4,1 tỷ đồng và nhiều hàng hóa, vật tư, phương tiện trị giá nhiều tỷ đồng; ủng hộ Quỹ vắc xin Covid trên 20 tỷ đồng; ủng hộ Chương trình sóng và máy tính cho em trên 1,1 tỷ đồng…

Ông Đường Hoài Nam cũng cho biết: Quận Long Biên luôn chú trọng giáo dục ý thức chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân, xây dựng sự đồng thuận hội và đề cao ý thức cộng đồng trách nhiệm bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp như hội nghị triển khai, hội nghị tuyên truyền, tọa đàm... Phát huy hiệu quả hệ thống loa truyền thanh tại các phường, cổng thông tin điện tử quận, trang thông tin điện tử phường, niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường, nhà văn hóa các tổ dân phố, tại các cơ quan đơn vị và mạng xã hội.

Cùng với đó, việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện các cuộc vận động theo từng lĩnh vực cụ thể và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” luôn được quan tâm, đề cao.

Quận Long Biên: Chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở
Mô hình tranh bích họa tại Tổ dân phố số 19 phường Bồ Đề, quận Long Biên mang lại diện mạo mới cho cảnh quan nơi đây. Ảnh: Kim Dung.

Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu đã và đang được triển khai áp dụng hiệu quả tại các khu dân cư và trên địa bàn toàn quận như: Mô hình “Tuyến đường, phố tự quản”, “Tuyến đường, phố xanh - sạch đẹp - nở hoa”, “Tổ dân phố xanh, sạch, đẹp, văn minh”; “Tuyến đường tranh tường bích họa”.

Các hoạt động tình nguyện vì môi trường được triển khai sâu rộng, 14/14 phường đã thành lập 18 Câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường và trật tự đô thị với trên 4.000 thành viên; tổ chức trên 23.000 lượt tình nguyện viên ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, nhiều mô hình được triển khai như “Biến chân rác thành bồn hoa”, Mô hình “Xóa điểm chân rác nơi công cộng”… Đến nay, 6/14 phường đạt tiêu chí “Phường đô thị văn minh”; có 61/90 tuyến đường, tuyến phố đạt tiêu chí “Tuyến đường, tuyến phố văn minh đô thị”.

“Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện, hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, quận Long Biên sẽ tiếp tục thực hiện tốt 6 Quy chế dân chủ ở cơ sở do Quận ban hành; thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn vị cơ sở thuộc các cấp, các ngành, kể cả trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân”, Bí thư Quận ủy Đường Hoài Nam chia sẻ.

Phát huy vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, thời gian qua, quận Long Biên đã triển khai thực hiện 6 giải pháp phòng ngừa theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm: (1) Thực hiện tốt việc công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức đơn vị; (2) Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; (3) Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; (4) Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; (5) Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; (6) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

B.D

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Trong thời đại công nghệ số, TV thông minh (Smart TV) trở thành thiết bị giải trí trung tâm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải chiếc TV nào cũng đáng mua, đặc biệt là ở phân khúc giá rẻ. Vì vậy, để chọn được một chiếc TV phù hợp, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố chứ không chỉ chạy theo mức giá hấp dẫn.

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Việc công khai, chuẩn hóa các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đây là một trong những bước cụ thể hóa Nghị quyết số 66/NQ-CP và các chỉ đạo của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2022 - 2025.

Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Nhằm đảm bảo thi hành thống nhất, hiệu quả Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND. Trọng tâm là tăng cường nhận thức và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức và người dân.

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 15/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Động thái này thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc xử lý tận gốc những bất cập về hạ tầng, ý thức tham gia giao thông và cơ chế quản lý, hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh và hiện đại.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Sáng 15/5, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh”. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí ở Trung ương, Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, các diễn giả là đại diện những doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin…
Xem thêm