
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia lễ hội
17/02/2024 12:06
Ấn tượng lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Đảm bảo vệ sinh môi trường Lễ hội Gò Đống Đa |
Đầu năm mới, nhiều địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống. Khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, người dân cần chú ý các quy định về tổ chức lễ hội để không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội, người tham gia lễ hội có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Người tham gia lễ hội cần ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường.
![]() |
Lễ hội Cổ Loa Xuân Giáp Thìn. Ảnh: Mộc Thanh |
Đồng thời, không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.
Đáng chú ý, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn không được đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Các hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội được quy định cụ thể, chi tiết và mức phạt tại Điều 14 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Về phía Ban tổ chức lễ hội, nếu có hành vi “chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình” bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi, hoặc tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội, sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Với hành vi “ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm...

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Đánh sập sàn ngoại hối Verbo Capital lừa đảo hơn 4.000 người

Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

Phát hiện, xử lý hơn 5.200 vụ vi phạm pháp luật hải quan trong 4 tháng đầu năm 2025

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Bộ Công an thông tin về tiến trình điều tra vụ nữ sinh bị cán tử vong tại Vĩnh Long

Công an đã bắt tạm giam 15 đối tượng trong vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
